1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hồng Kông: Bắc Kinh chỉ định ứng viên lãnh đạo, quận trung tâm bị dọa chiếm

(Dân trí) - Trung Quốc hôm nay 31/8 khẳng định quyền chỉ định ứng viên cho vị trí lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông, khiến những người phản đối cho biết sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của đặc khu này.


Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.

Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.

Ban thường vụ quốc hội Trung Quốc sau một tuần nhóm họp đã quyết định trưởng đặc khu tiếp theo của Hồng Kông sẽ được bầu bằng phiếu phổ thông vào năm 2017, tuy nhiên, các ứng viên phải giành được sự ủng hộ quá bán của một “ủy ban đại diện đề cử”.

Những người phản đối tại Hồng Kông cho rằng điều này có nghĩa là Bắc Kinh vẫn sẽ có thể đảm bảo được ảnh hưởng của mình và loại bỏ được các nhân vật đối lập.

Nhóm “Chiếm trung tâm” tuyên bố sẽ thực hiện đe dọa chiếm quận tài chính trung tâm của Hồng Kông để phản đối. Tuy nhiên, ngày tiến hành chưa được đưa ra.

“Đây là ngày đen tối và đau lòng nhất cho nền dân chủ Hồng Kông”, Ronny Tong, thuộc Đảng dân sự sụt sùi trên kênh truyền hình cáp địa phương.

Hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã dẫn quyết định của giới chức Trung Quốc, lý giải: “Phải giữ vững nguyên tắc, trưởng đặc khu phải là người yêu đất nước và yêu Hồng Kông”.

Cảnh sát chuẩn bị hàng rào chắn bên ngoài các văn phòng chính quyền vào ngày hôm nay 31/8.

Những người muốn có quyền tự do hơn trong lựa chọn trưởng đặc khu tiến hành nhiều cuộc biểu tình trong thời gian qua.

Tân Hoa xã cũng cho biết quyết định Ủy ban đề cử sẽ chọn 2 đến 3 ứng viên đã được nhất loạt thông qua tại Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.

Li Fei, thành viên quốc hội Trung Quốc, phủ nhận yêu cầu của những người phản đối, cho biết “xã hội Hồng Kông đã mất quá nhiều thời gian bàn luận về điều không có thực”. Ông cho rằng trưởng đặc khu Hồng Kông phải trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như đất nước và thành phố Hồng K ông.

Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào ngày1/7/1997 theo thỏa thuận “một đất nước, hai chế độ”, cho phép người dân có các quyền tự do dân sự, trong đó có tự do ngôn luận và quyền biểu tình.

Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.

Những người ủng hộ chính phủ trung ương cũng tiến hành các cuộc tuần hành ở Hồng Kông.

Kể từ đó, trưởng đặc khu được một ủy ban 1.200 thành viên ủng hộ Bắc Kinh lựa chọn. Trung Quốc đã cam kết tiến hành bỏ phiếu phổ thông bầu trưởng đặc khu vào năm 2017, nhưng lại kiểm soát chặt việc lựa chọn các ứng viên.

Những người phản đối đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn hồi tháng 7, đòi có tiếng nói lớn hơn trong việc lựa chọn lãnh đạo của họ. Tháng sau, hàng chục ngàn người đã biểu tình phản đối chiến dịch “Chiếm trung tâm”. Sự kiện do Liên minh hòa bình và dân chủ (APD) ủng hộ chính phủ Trung Quốc tiến hành.

Tân Hoa xã vào sớm ngày thứ sáu vừa qua đã đăng tải bài báo với lời lẽ mạnh mẽ, cho rằng chính phủ trung ương có “quyền toàn diện” với Hồng Kông và “sẽ luôn tham gia” vào công việc của đặc khu này.

“Trung Quốc sẽ không đè bẹp sự tự trị của Hồng Kông, nhưng các nhóm chống chính phủ trung ương nên từ bỏ ảo tưởng Hồng Kông được tự trị hoàn toàn”, bài báo cho biết.

Trung Anh
Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm