1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

(Dân trí) - Hàng nghìn người Ấn Độ bị tuyên bố đã chết, bất chấp một sự thật rằng họ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Họ cùng thành lập một hiệp hội của người chết để chứng minh rằng họ còn sống.

Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Câu chuyện lạ lùng này xảy ra tại bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Nguyên nhân của hiện trượng này là do những người họ hàng tham lam thuộc tầng lớp trên của các nạn nhân đã hối lộ giới địa phương khai để tử họ nhằm chiếm đất đai. Trong ảnh là cụ ông Dhiraji Devi, 78, tuổi, một trong những người đang đấu tranh với tòa án để chứng minh ông còn sống.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử
Ông Lal Bihari Yadav hiện đang điều hành Hiệp hội người chết (Mritak Sangh trong tiếng Hindu) tại quận Azamgarh, bang Uttar Pradesh, và đấu tranh cho các nạn nhân của nạn tham nhũng. Ông Yadav, 61 tuổi, bị tuyên bố đã chết từ năm 15 tuổi và một người họ hàng đã chiếm đất của ông. Sau khi "kêu oan" với giới chức nhưng không thành, ông đã tự tổ chức một lễ tang giả để công khai trường hợp của mình. Cuối cùng, ông được tuyên bố còn sống vào năm 1994.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử
Ông Yadav nhanh chóng phát hiện ra rằng nhiều người khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, vì vậy ông đã thành lập một hiệp hội bao gồm hàng nghìn người bị tuyên bố đã chết một cách bất hợp pháp. Ông thường xuyên tổ chức "các cuộc biểu tình xương người chết" ở các thành phố miền bắc Ấn Độ nhằm phản đối câu chuyện ngược đời.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Hiệp hội Mritak Sangh đã thành công trong việc giúp hàng trăm người "trở về từ cõi chết", lấy lại đất cát và thân thế của họ.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Ông Ansar Ahmed, 61 tuổi, và vợ đã phải sống khổ sở sau khi ông bị tuyên bố đã chết. Sau một cuộc chiến kéo dài tại tòa án, ông được tuyên bố còn sống vài năm trước.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Ông Ahmed không bao giờ lấy lại được mảnh đất mà anh trai của ông lấy mất sau khi người này hối lộ giới chức địa phương để tuyên bố ông đã chết.
 
Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử
Còn ông Paltan Yadav đã mất đất đai và nhà cửa sau khi bị tuyên bố đã chết. Yadav nói ông không có tiền để chiến đấu với tòa án nhằm lấy lại thân thế.

Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Ông Paras Nath Gupta, 65 tuổi, sống trong một ngôi nhà đi thuê ở thành phố Varanasi, nơi ông làm nhân viên kế toán. Gupta mất nhà và đất đai sau khi bị anh trai tuyên bố đã chết. Ông không thể trở về nhà vì nhận được những lời dọa giết của người thân.

Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử

Hầu hết những người bị tuyên bố đã chết, vốn được người dân địa phương gọi là mritak, bị mù chữ. Đây là bàn tay của một nạn nhân, với ngón cái được quệt mực để thay cho chữ ký.

Hiệp hội người chết và cuộc chiến đảo ngược giấy khai tử
Ông Bhagwan Das, 73 tuổi, bị tuyên bố đã chết 9 năm trước, đang ngồi đợi quan chức tại một văn phòng chính phủ địa phương để trình báo trường hợp của ông. Mỗi tháng một lần, các quan chức cấp quận gặp gỡ các mritak để tìm hiểu các khó khăn và lắng nghe những vấn đề liên quan tới tranh chấp đất đai, vốn xảy ra thường xuyên tại Uttar Pradesh.
 
An Bình
Theo BBC