1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Hàn Quốc phóng thành công tên lửa Naro

(Dân trí) - Hàn Quốc hôm nay đã phóng một tên lửa trong nỗ lực thứ 3 nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo - một thách thức đầy rủi ro đối với niềm tự hào quốc gia sau khi Triều Tiên thành công trong sứ mệnh tương tự hồi tháng trước.

Tên lửa Naro của Hàn Quốc đang rời bệ phóng
 
Tên lửa Naro của Hàn Quốc đang rời bệ phóng
Tên lửa Naro của Hàn Quốc đang rời bệ phóng

Tên lửa KSLV-I, còn được gọi là Naro, đã được phóng lên lúc 4 giờ chiều nay giờ địa phương từ Trung tâm vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc, cách thủ đô Seoul khoảng 480km về phía nam.

Các quan chức từ Trung tâm cho hay mất 8 phút để tên lửa, với tầng thứ nhất do Nga chế tạo và phần thứ 2 do Hàn Quốc chế tạo, đạt độ cao đề ra và nhả vệ tinh.

Một vụ phóng thành công sau các nỗ lực phóng thất bại liên tiếp vào năm 2009 và 2010 có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tương lai chương trình vũ trụ của Hàn Quốc và hiện thực hoá tham vọng trở thành thành viên đầy đủ của các câu lạc bộ các cường quốc vũ trụ toàn cầu.

Bất chấp một chương trình chế tạo vệ tinh rất thành công, Hàn Quốc đối mặt với sự tụt hậu nhằm bắt kịp các cường quốc châu Á khác với khả năng phóng vệ tên lửa đã được thừa nhận như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Tên lửa Naro do Hàn Quốc và Nga chế tạo

Tên lửa Naro do Hàn Quốc và Nga chế tạo

Vụ phóng tên lửa Naro ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 26/10/2012 nhưng bị trì hoãn 2 lần vì các lý do kỹ thuật. Sự trì hoãn đồng nghĩa với việc Triều Tiên đã đánh bại Hàn Quốc khi phóng một vệ tinh vào quỹ đạo hôm 12/12 năm ngoái.

Bất kể kết quả cuối cùng của vụ phóng hôm nay như thế nào, Hàn Quốc khẳng định nước này quyết tâm phát triển một tên lửa nhiên liệu lỏng 3 tầng hoàn toàn do nước này tự chế tạo có khả năng mang một vệ tinh 1,5 tấn vào quỹ đạo trước năm 2021.

Tên lửa Naro mang theo một vệ tinh Khoa học và công nghệ-2C (STSAT-2C), do Viện công nghệ và vũ trụ Hàn Quốc chế tạo.

Vệ tinh, có thời gian hoạt động 1 năm, sẽ chủ yếu thu thập dữ liệu về sự bức xạ vũ trụ.

“Vụ phóng thành công”

Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng tại nhà ga ở Seoul
Người dân Hàn Quốc theo dõi vụ phóng tại nhà ga ở Seoul
 
Sau khi tên lửa Naro rời trái đất, các quan Hàn Quốc cho biết vụ phóng có vẻ đã thành công. 

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các quan chức nói vụ phóng đã diễn ra theo đúng kế hoạch và tên lửa đã đạt độ mục tiêu và triển khai vệ tinh. 

“Vụ phóng tên lửa đã thành công”, một quan chức nói với Yonhap. Tuy nhiên, ông này nói thêm rằng chưa thể xác định được liệu vệ tinh đã đi đúng quỹ đạo hay chưa. 

2 tàu chiến được trang bị thiết bị radar tiên tiến đã được triển khai thể theo dõi vụ phóng, Yonhap đưa tin. 

Hàn Quốc đã có các vệ tinh trong vũ trụ, nhưng chúng đều được phóng bởi các nước khác. 

Cuộc đua với Triều Tiên 

Vụ phóng hôm nay diễn ra chỉ 3 tuần sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa 3 tầng do nước này tự chế tạo nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo, gây ra sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. 

Trong lần phóng vào năm 2009, tên lửa Naro đã lên quỹ đạo nhưng các chơ chế nhả gặp trục trặc ở tầng thứ 2 đã ngăn cản việc triển khai vệ tinh đúng cách. Một nỗ lực hồi năm 2010 đã chứng kiến việc tên lửa bị nổ tung chỉ 2 phút sau khi phóng lên.
 
Áp lực thành công đối với vụ phóng tên lửa Naro lần này càng gia tăng kể từ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng trước. Sau vụ phóng, Triều Tiên lại công bố kế hoạch cho một vụ thử hạt nhân “cấp độ cao” và các vụ phóng tên lửa tầm xa.
 
Video vụ phóng tên lửa Naro:
 
 

An Bình
Theo AFP, BBC