1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Hàn Quốc loại Boeing khỏi hợp đồng máy bay chiến đấu 7,7 tỷ USD

(Dân trí) - Hàn Quốc đã bất ngờ thông báo không mua các máy bay F-15SE trị giá 7,7 tỷ USD của Boeing và cho biết sẽ đấu thầu lại hợp đồng quốc lớn chưa từng có của nước này.

Các máy bay chiến đấu F-15 do Mỹ chế tạo.

Các máy bay chiến đấu F-15 do Mỹ chế tạo.

Seoul muốn mua 60 máy bay chiến đấu tiên tiến nhằm thay thế phi đội F-4 và F-5 già cỗi của không quân Hàn Quốc. Ba tập đoàn đã tham gia đấu thầu, gồm Boeing và Lockheed Martin của Mỹ, và tập đoàn EADS của châu Âu.

Boeing, với lời chào bán các chiến đấu cơ F-15 Silent Eagle, cuối cùng đã trở thành ứng viên duy nhất đủ điều kiện sau khi 2 hãng còn lại đưa ra mức giá cao hơn đề xuất ngân sách của Hàn Quốc - 7,7 tỷ USD. Boeing dự kiến được công bố là hãng thắng thầu vào ngày 24/9.

Tuy nhiên, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc hôm qua bất ngờ tuyên bố không chọn F-15 vì dòng máy bay này không đáp ứng được các yêu cầu hiện thời của không quân, đặc biệt là ở khía cạnh mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

"Hầu hết các thành viên của DAPA đã nhất trí từ chối F-15 và bắt đầu lại dự án đấu thầu", phát ngôn viên Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok nói.

Ông Kim nói thêm, DAPA đã cân nhắc kỹ "tình hình an ninh hiện thời, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và... sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hàng không".

F-15 SE đã vấp phải sự đối lớn vì dòng máy bay này thiếu các khả năng tàng hình mà các máy bay chiến đấu hiện đại hơn như F-35 được trang bị.

"Có một sự nhất trí rằng Hàn Quốc cần các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên", phát ngôn viên Kim Min-Seok nói.

Chính phủ hàn Quốc cho biết sẽ khởi động lại toàn bộ thủ tục đấu thầu sau khi xem xét kỹ lưỡng, vốn có thể bao gồm việc đánh giá lại ngân sách. Toàn bộ tiến trình này có thể mất khoảng 1 năm.

Một nhóm quan chức từ Bộ quốc phòng, không quân, DAPA sẽ xem xét các phương án khác nhau, trong đó có việc thay đổi số lượng máy bay cần mua, bổ sung ngân sách và kết hợp các loại máy bay khác nhau.

Yêu cầu Hàn Quốc rằng giá chào thầu không vượt quá 8,3 nghìn tỷ won (7,7 tỷ USD), vốn được quốc hội phê chuẩn, là một mối lo ngại lớn trong suốt quá trình đấu thầu.

Trong quá khứ, các nhu cầu mua sắm của quân đội Hàn Quốc, đặc biệt là không quân, phần lớn cho các nhà cung cấp Mỹ đáp ứng do hai nước có mối quan hệ đồng minh quân sự thân thiết.

Tuy nhiên, các hi vọng thắng thầu hợp đồng 7,7 tỷ USD của tập đoàn công nghiệp hàng không và quốc phòng châu Âu EADS đã được nhen lên hồi tháng 1 năm nay, khi công ty AgustaWestland của Anh và Italia đánh bại tập đoàn Sikorsky của Mỹ để giành hợp đồng trị giá 567 triệu  USD nhằm cung cấp 6 trực thăng cho hải quân Hàn Quốc.

EADS đã đề xuất khoản đầu tư 2 tỷ USD vào một dự án riêng rẽ của Hàn Quốc nhằm phát triển các máy bay chiến đấu tiên tiến của riêng nước này nếu hãng này được chọn.

Lockheed Martin cũng đề xuất hỗ trợ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm phát triển và phóng các vệ tinh liên lạc quân sự.

An Bình
Theo AFP