1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương

Người Anh từng kiểm soát các yết hầu ở Ấn Độ Dương. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người Mỹ gia tăng dần hiện diện hải quân ở khu vực trọng yếu này.

Tạp chí The Diplomat mới đây đăng tải một bài viết của tác giả Akhilesh Pillalamarri nói về hiện diện hải quân của nước Mỹ ở Ấn Độ Dương:

Tháng 10/2015 tròn sinh nhật thứ 240 của Hải quân Mỹ. Lực lượng này ra đời trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Kể từ khi chào đời cho đến nay, Hải quân Mỹ đã tham gia hoạt động ở Đại Tây Dương. Sau đó các hoạt động của nó vươn ra Thái Bình Dương trong quá trình lãnh thổ Mỹ mở rộng.

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương - 1

Ấn Độ Dương tiếp giáp châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á. (Ảnh: ventanasvoyage)

Vùng biển quan trọng

Một điểm ít người nghiên cứu đến là lịch sử hiện diện Hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương.

Vùng duyên hải Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng đối với thế kỷ 21. Xưa kia, đây đã là hành lang của các tuyến tàu biển thương mại. Ngày nay điều này vẫn đúng: Nhiều tuyến hàng hải vận chuyển hàng hóa và dầu mỏ đi qua Ấn Độ Dương, đi tới một số nơi ven đại dương hoặc đi sang Đông Á.

Thực tế hiện nay một số cuộc nhất của thế giới nằm gần vùng duyên hải này, khiến hải quân Mỹ thấy cần phải tăng cường hiện diện tại đây.

Nhưng dù Ấn Độ Dương quan trọng như vậy, đại dương này chỉ là một phần trong phạm vi hoạt động của 3 hạm đội Mỹ độc lập với nhau. Trong số này, Hạm đội 6 và Hạm đội 7 hoạt động tương ứng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chỉ có Hạm đội 5, đóng tại Bahrain, mới là hạm đội Ấn Độ Dương hoàn toàn. Khu vực hoạt động của Hạm đội 5 bao gồm bờ biển phía nam của Trung Đông, Pakistan và vùng Sừng châu Phi.

Tình trạng này là di sản của việc trong lịch sử, hải quân Mỹ chỉ định hướng hoạt động quanh bờ biển Mỹ.

Trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, Ấn Độ Dương không khác nào một cái hồ của . Người Anh không chỉ kiểm soát Ấn Độ, họ còn kiểm soát các “yết hầu” quanh đại dương này để bảo đảm khống chế được các tuyến hàng hải tới thuộc địa giá trị nhất của họ: Kênh Suez, Eo biển Aden (Bab-al-Mandab), Eo biển Hormuz, và Eo biển Malacca.

Khi ấy hiện diện hải quân của Mỹ bên trong hay gần đại dương này đều ở mức tối thiểu bất chấp việc họ thâu tóm được Philippines vào năm 1898 và gia tăng hoạt động ở tây Thái Bình Dương.

Trong Thế chiến thứ nhất, Mỹ thậm chí còn không tuyên bố chiến tranh với Đế chế Ottoman. Mỹ thậm chí không có quan hệ cấp đại sứ với cho đến năm 1944, sau Hội nghị Tehran tổ chức giữa Thế chiến 2.

Gia tăng hiện diện

Mức độ dính líu của người Mỹ vào Ấn Độ Dương gia tăng đáng kể trong và sau Thế chiến thứ 2. Cuối cùng Mỹ trở thành người đảm bảo chính cho sự an toàn trên các vùng biển của Ấn Độ Dương, đặc biệt là sau khi Anh rút khỏi “phía đông Suez” vào năm 1971.

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương - 2

Tàu hải quân Mỹ ở vùng biển Bahrain. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Trong thời kỳ , hàng trăm cố vấn Mỹ làm việc lâu dài ở Ấn Độ. Một sự kiện quan trọng đối với tương lai của khu vực khi ấy là việc Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt dừng chân ở kênh Suez khi ông quay về Mỹ từ Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945. Tại đó đã diễn ra cuộc gặp lịch sử trên tàu thủy giữa Tổng thống Roosevelt và người sáng lập ra vương triều Saudi Arabia, đó là vua Abdulaziz ibn Saud. Nhà vua đã đưa vài con cừu lên boong tàu, cho mổ rồi quay thịt số cừu này đãi các thủy thủ Mỹ. Trong quá trình đó, các bên đã thảo luận về việc bảo đảm an ninh về dầu mỏ.

Kết quả là vào năm 1948, hải quân Mỹ đã thiết lập được sự hiện diện của mình ở vịnh Persian. Bộ phận hải quân này nhanh chóng trở thành Lực lượng Trung Đông vào năm 1949. Đến năm 1971 họ thuê một phần của căn cứ Anh ở Bahrain.

Phía bên kia Ấn Độ Dương, sự hiện diện của hải quân Mỹ ở mức độ nhỏ hơn. Một sự kiện đáng lưu ý là trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, Mỹ đã cử Nhóm công tác 74 (của hải quân Mỹ) từ Thái Bình Dương sang đây để giám sát cuộc chiến và có thể còn là để thể hiện sự ủng hộ của họ dành cho Pakistan.

Trong 50 năm qua, hiện diện hải quân của Mỹ ở Ấn Độ Dương gia tăng dần về quy mô, bắt đầu từ thập niên 1940, mặc dù sự hiện diện đó chủ yếu là ở khu vực Biển Arab của Ấn Độ Dương (khu vực này do Hạm đội 5 đảm trách hiện nay).

Có 2 cột mốc quan trọng trong tiến trình này

Thứ nhất là việc Mỹ thuê của Anh đảo Diego Garcia nằm ở phía nam Ấn Độ Dương, bắt đầu từ năm 1966. Kể từ đó đến nay trên đảo có khoảng 5.000 lính Anh và lính Mỹ sinh sống (còn dân bản địa thì đã bị trục xuất). Đảo trở thành nơi tập kết quân nhân Mỹ trước khi bước vào các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.

Thứ hai là Chiến tranh Vùng Vịnh. Hạm đội 7, đặt căn cứ ở Thái Bình Dương, đã chịu trách nhiệm chính về các hoạt động của hải quân Mỹ trong cuộc chiến tranh này.

Nhằm thể hiện rõ cam kết của mình đối với Trung Đông, Mỹ đã tái lập Hạm đội 5 vào năm 1995, đưa hạm đội này trở thành hạm đội của riêng khu vực.

Ngày nay khó tưởng tượng được một Ấn Độ Dương, đặc biệt là vùng duyên hải Biển Arab, mà lại thiếu vắng sự hiện diện của hải quân Mỹ. Tất nhiên sự hiện diện này không lâu đời và sâu sắc như là các sự hiện diện của ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương – hai đại dương giáp với biên giới nước Mỹ ở phía Đông và Tây.

Trong bối cảnh đó sự hiện diện hải quân của Mỹ ở Ấn Độ Dương phụ thuộc vào thiện chí của các đồng minh của Mỹ. Tất nhiên ít ai nghi ngờ các đồng minh của Mỹ sẽ gây khó dễ cho hoạt động của hải quân nước này ở Ấn Độ Dương.

Khi Ấn Độ Dương và các vùng đất xung quanh ngày càng gia tăng tầm quan trọng trong thế kỷ 21 này thì hải quân Mỹ có thể còn tăng cường hơn nữa hoạt động của họ ở đây./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN/Diplomat

Hải quân Mỹ và thế trận Ấn Độ Dương - 3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm