1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Góc nhìn từ Washington

Trong khi nhiều nước bắt đầu chập chững bước vào ngoại giao công chúng thì tại Mỹ, ngoại giao công chúng đã bước sang giai đoạn 2.0 hay nói một cách khác là giai đoạn ngoại giao kỹ thuật số với những tên gọi như cyber diplomacy, digital diplomacy hay e-diplomacy.

Góc nhìn từ Washington

Cho dù mang tên gọi nào thì sự phát triển của công nghệ đã tạo ra khả năng giao tiếp/tương tác với số lượng đối tượng lớn hơn rất nhiều so với hoạt động ngoại giao công chúng truyền thống.

Công cụ ngoại giao mới

Không thể phủ nhận hoạt động ngoại giao công chúng truyền thống vẫn giữ một vị trí quan trọng, cho phép có sự tương tác trực tiếp với công chúng. Tuy nhiên, hoạt động ngoại giao số trở nên quan trọng hơn với việc ngày càng có nhiều người có khả năng tiếp cận và sử dụng Internet.

Tại Thủ đô Washington, từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho đến các đại sứ quán nước ngoài đều đẩy mạnh ngoại giao số. Bộ Ngoại giao Mỹ, dưới thời của Ngoại trưởng Hillary Clinton phát động chiến dịch ngoại giao số vào năm 2009, coi đây là "công cụ mới" trong ngoại giao công chúng của Mỹ.

Sau buổi Đại sứ Nguyễn Quốc Cường trả lời phỏng vấn cho truyền hình CNN về việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam và đưa lên trên trang web, nhiều bà con đã viết thư đến Đại sứ quán phàn nàn là tại sao trên trang web không có mục “Bình luận” hoặc "Ý kiến độc giả" như trên các báo để mọi người có thể đóng góp ý kiến.
Bộ Ngoại giao, rồi các đại sứ quán và phái đoàn Mỹ ở nước ngoài đều có trang web riêng; đồng thời đẩy mạnh sử dụng các trang mạng xã hội. Hiện nay, Bộ Ngoại giao Mỹ vận hành 230 trang Facebook, 80 tài khoản Twitter, 55 kênh trên Youtube và 40 tài khoản Flickr. Bà Hillary Clinton từng nói rằng, Mỹ đang phát huy quyền lực và tiềm năng của nghệ thuật quản trị của thế kỷ XXI, đó là ứng dụng công cụ mới trong tiếp cận với công chúng.

Đoàn ngoại giao tại Washington DC cũng không chịu kém cạnh. Không ngoa khi nói rằng Washington là thủ đô của các đại sứ quán với hơn 170 cơ quan đại diện. Có người nói các sứ quán cũng phải cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của giới tinh hoa cũng như công chúng Mỹ. Và để làm được điều đó, không thể không tranh thủ công nghệ mới. Thói quen sử dụng mạng trực tuyến đã ăn sâu tại đất nước quê hương của Internet này khi tỷ lệ người dân có khả năng tiếp cận Internet lên đến gần 90%,

Trong bối cảnh đó, hầu hết đại sứ quán nước ngoài đều có trang web riêng (ngoại trừ một số nước nhỏ ở châu Phi). Một số nước còn phát triển thêm trang mạng xã hội...

Sứ quán Việt Nam tại D.C. đi đầu

Có lẽ nhiều người chưa biết, trang web của Đại sứ quán Việt Nam được lập ra vào tháng 11/1996, tức là một năm trước khi Internet được chính thức đưa vào sử dụng tại Việt Nam (11/1997) và vào lúc mà nhiều người Việt Nam còn chưa biết đến Internet là gì hoặc còn chưa có email. Có lẽ trang web này là một trong những trang web đầu tiên của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Từ đó đến nay, trang web cũng được thay đổi, cập nhật liên tục để phục vụ cho công việc cũng như theo kịp sự phát triển mới của công nghệ.

Lập ra được trang web là một chuyện nhưng việc duy trì lại còn khó hơn. Các đồng nghiệp từ các nước ASEAN thường than thở với nhau là “nuôi” được trang web quá khó. Có những nước đã mở ra mục mới trên trang web nhưng sau đó phải đóng lại vì không có đủ nguồn lực để duy trì. Có người nói, để tăng sức hấp dẫn của trang web cũng như kinh doanh, phải tập trung vào phân khúc thị trường (niche market), chứ không thể ôm đồm được. Đó là thông tin chuyên sâu về quan hệ hai nước và quy định về các thủ tục visa, lãnh sự, đầu tư, thương mại... mà sở tại quan tâm.

Trang web giúp cho hoạt động của Đại sứ quán thuận lợi hơn rất nhiều. Đây vừa là kênh giao tiếp của Đại sứ quán, cung cấp thông tin về quan hệ song phương cũng như chuyển tải hoạt động của Đại sứ quán đến với độc giả, nhưng cũng là công cụ dịch vụ hành chính công. Các thông tin về kinh tế, thương mại, đầu tư cũng là nguồn tham khảo cho các đối tác, nhà đầu tư Mỹ.

Số lượng người truy cập trang web của Đại sứ quán tăng dần theo thời gian, đến nay là khoảng 1.500-2.000 lượt/ ngày, ngày cao điểm lên đến gần 3.000 lượt. Có lẽ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ nằm trong số các cơ quan đại diện có số lượng lượt truy cập nhiều nhất. Theo thống kê, các đối tượng truy cập nhiều nhất là ở lứa tuổi 25-34 chiếm khoảng 34% và lứa tuổi 18-24 chiếm khoảng 28%, cho thấy tầm quan trọng của công nghệ số trong việc tiếp cận với đối tượng công chúng trẻ tuổi.

Có trang web mới thấy bạn bè và bà con Việt kiều quan tâm theo dõi thông tin, hoạt động của Đại sứ quán như thế nào. Sau buổi Đại sứ Nguyễn Quốc Cường trả lời phỏng vấn cho truyền hình CNN về việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam và đưa lên trên trang web, nhiều bà con đã viết thư đến Đại sứ quán phàn nàn là tại sao trên trang web không có mục “Bình luận” hoặc "Ý kiến độc giả" như trên các báo để mọi người có thể đóng góp ý kiến.

Thế giới đang bước vào thời kỳ ngoại giao kỹ thuật số. Việt Nam cũng không thể là ngoại lệ. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu gần đây, việc phát triển trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức có lẽ là những bước phát triển tất yếu tiếp theo trong quá trình này.

Theo Giang Nguyễn (Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ)
Thế giới và Việt Nam