1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở “mặt trận” mới

(Dân trí) - Trả lời phỏng vấn của báo Dân Trí, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định Trung Quốc đang mở một mặt trận mới với Việt Nam khi đưa thêm giàn khoan tới Biển Đông,một phần cũng bởi Trung Quốc bực tức khi áp lực của quốc tế đối với nước này gia tăng.

Bên lề “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử” diễn ra ở Đà Nẵng từ 19-21/6, phóng viên Dân Trí đã có cuộc phỏng vấn riêng với Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, về tình hình Biển Đông.

Trung Quốc mới vừa đưa thêm giàn khoan vào Biển Đông, xin ngài cho biết bình luận của mình về thời gian, mục đích của động thái này.

Theo thông tiŮ tôi đọc được thì giàn khoan thứ hai của Trung Quốc được đưa đến Vịnh Bắc Bộ, nơi Việt Nam và Trung Quốc đã và đang đàm phán, thảo luận về vấn đề ở đó. Giàn khoan được đưa vào khi Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đang ở Hà Nội. Tôi không tiŮ là Trung Quốc hành động theo cách cách mà “tay trái không biết tay phải đang làm gì”. Với tôi có vẻ như nó mở ra mặt trận thứ hai, bởi Việt Nam có nguồn lực hải quân hạn chế so với Trung Quốc.

Trung Quốc luôn có tới cả trăm chiếc tàu Ŷây quanh một giàn khoan (Hải Dương-981-pv), khiến Việt Nam phải huy động, tập trung lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của mình. Và nếu họ mở thêm một mặt trận nữa, Việt Nam sẽ bị dồn ép. Vịnh Bắc Bộ lại được xem là vấn đề riêng giữa hai nước. Nói cách kŨác, Trung Quốc đang tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam, muốn Việt Nam ngừng đưa vấn đề ra công luận.
 
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã bực tức trước áp lực đang ngày gia tăng.
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã bực tức trước áp lực đang nŧày gia tăng.

Nếu nhìn vào cả vấn đề với Philippines, mỗi lần nước nào đó quốc tế hóa tranh chấp, Trung Quốc lại càng gây sức ép, nghĩa là khiến nước đó phải “trả giá”. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồnĠtại từ lâu. Không rõ liệu khi vấn đề được quốc tế hóa, áp lực có tác động đến Trung Quốc hay không. Nhưng có thể “mặt trận” thứ hai được thiết kế là nhằm chia mỏng nguồn lực của Việt Nam.

Mục đích chính của việc phát triển một giàn khoanĠđắt tiền là thương mại, để đi tìm dầu lửa và khí đốt. Tại Vịnh Bắc Bộ, đã có sự hợp tác chung từ lâu giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà năm ngoái việc hợp tác này tăng gấp đôi. Nhưng các chuyên gia cho rằng, hợp tác đó mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, hai bǪn không tìm được gì trong khu vực. Đó là lý do vì sao giàn khoan tiếp theo hay giàn khoan Hải Dương-981 được triển khai không phải là vì mục đích thương mại mà là mang mục đích chính trị.

Trung Quốc bực tức khi áp lực gia tăng

Ċ

Nhưng giàn khoan thứ hai có thể đi tới bất kỳ vị trí nào, không chỉ là Vịnh Bắc Bộ, ngài có nghĩ vậy không?

Vâng, có thể. Nhưng với những thông tin ban đầu, chúng ta phải hết sức cẩn trọng, không nên rút ra kết luận vộiĠvàng. Tôi nghĩ trước đây những thông tin tình báo đầu tiên đã nhiều lần sau đó được chứng minh là sai. Và trong một mối quan hệ, nước nhỏ hơn thường nghĩ đến tình huống xấu nhất. Việt Nam phải chuẩn bị cho tình huống Trung Quốc kéo giàn khoan tới một địa điểm khác.

Nhưng Việt Nam có lợi thế khi mùa mưa bão tới vào tháng 9. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao Trung Quốc đã nói hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 sẽ kết thúc vào 15/8. Nếu có 100 thuyền quanh một giàn khoan và khi bão lớn tới, Trŵng Quốc có nguy cơ sẽ bị bẽ mặt khi các tàu bị gió cuốn, bị hư hại. Làm sao có thể bảo vệ được các tàu? Vì vậy mà Trung Quốc cần phải rút các tàu.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tốn kém nhiều khi duy trì sự hiện diện đông đảo đến như vậy quanŨ giàn khoan. Hơn nữa Việt Nam cũng cho các nhà báo tiếp cận hiện trường.Và tôi biết giờ đây cả phóng viên Úc cũng đã có mặt. Vì vậy Trung Quốc đã bực tức trước áp lực đang ngày gia tăng.

Chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện để ngư dân thành cướp biển!

Ngài có bình luận gì về những vu khống mới đây của Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc hàng ngàn lần?

Việt Nam cũng làm được những điều mà Trung Quốc không làm được. Đó là Việt Nam đã cho công bố các đoạn clip. Khi Trung Quốc nói rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần, tôi đã tính ra như vậy mỗi tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc tớiĠkhông biết bao nhiêu lần. Nếu tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc nhiều đến vậy, chắc chắn tàu Việt Nam sẽ bị hư hỏng vì tàu Việt Nam nhỏ hơn tàu Trung Quốc rất nhiều. Vì vậy tôi cho rằng con số Trung Quốc đưa ra là hết sức vô lý. Và nếu tàu VN đâm tàu Trung őuốc chắc chắn Trung Quốc sẽ trả đũa. Quan trọng hơn nữa là bằng chứng đâu?

7 năm về trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim tài liệu cho thấy trên tàu của lực lượng chấp pháp nước này thuyền trưởng đã ra lệnh cho tàu đâm vào một tàu khᶣo sát của Việt Nam. Lệnh đó là “Thủy thủ, chúng ta phải tấn công và đâm nó”. Trong thông tin mới hơn Trung Quốc lại nói tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần, vậy hãy cho chúng tôi xem video? Lại một lần nữa Trung Quốc đưa ra tuyên bố với thông tiŮ sai lệch.

Một ví dụ khác, trong khu vực Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981, Trung Quốc đã nói là họ đã tiến hành các hoạt động ở đây trong suốt 10 năm qua mà không vấp phải phản đối của Việt Nam. Có trường hợp tôi được biết lǠ Trung Quốc đã tiến hành khảo sát bí mật, không công bố với Việt Nam. Việt Nam chỉ có thể phản đối khi Việt Nam biết về điều đó. Hơn nữa, 10 năm trước, Việt Nam không có lực lượng cảnh sát biển, vậy làm sao Việt Nam biết hết được các hoạt động của bọn cướŰ biển trong khi Việt nam có đường bờ biển rất dài?

Điều quan trọng là các bạn có phản đối trong suốt 10 năm qua.

Chính phủ Trung Quốc còn tạo ra môi trường để thậm chí ngư dân của Trung Quốc cũng có thể trở thành cướp biểŮ, có thể tấn công tàu Việt Nam, đánh các ngư dân Việt Nam, mà không bị trừng phạt, bởi họ biết họ được chính quyền Bắc Kinh bảo vệ. Đây là điều tồi tệ vì chính phủ phải chịu trách nhiệm cho những gì người dân của mình đã làm. Và người Trung Quốc có quyền ŧì mà đâm tàu Việt Nam và lên tàu của Việt Nam?

Trung Quốc gần đây còn tăng cường các hoạt động như bồi đắp đất ở các bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa. Theo ông, hoạt động của Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Rõ ràng lǠ có các hoạt động ở Gạc Ma, Gavin…và có thể là Bãi Chữ Thập song một lần nữa vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định Trung Quốc sẽ xây đường băng hay đồn quân sự ở đây.

Nhưng không thể phủ nhận được thực tế là có hoạt động cải tạo đất ở nhữŮg bãi ngầm này. Chúng ta thấy Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng, mà trong trường hợp này không phải hiện trạng trên mặt đất mà trên biển trước khi tòa án (trong vụ kiện của Philippines) có thể ra phán quyết. Nhưng việc Trung Quốc biến bãi ngầm thành đảoĠnhân tạo là vi phạm luật quốc tế.

Trung Quốc đang cố gắng biến Biển Đông thành của riêng của mình. Và nếu bị phản ứng, như trường hợp của Philippines, họ thực hiện các bước để làm cho Philippines bẽ mặt, thấy được điểm yếu của họ. Bạn cóĠthể nhớ là ở Scarborough Philippines đã dùng một tàu từng thuộc Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ được biên chế cho hải quân Philippines, Trung Quốc đã tuyên truyền ầm ĩ: Tàu chiến lớn nhất của hải quân Philippines đang tấn công ngư dân của chúng ta một cách trǡi phép. Vì vậy trong bài tham luận của tôi tại Hội thảo tôi gọi đó là “cuộc chiến pháp lý” trong 3 hình thái chiến tranh của họ (chiến tranh tâm lý, chiến tranh tuyên truyền và chiến tranh pháp lý – pv). Trong cuộc chiến pháp lý, họ luôn dùng luật của TruŮg Quốc chứ không phải luật quốc tế để lý giải hành động của mình.

Chúng tôi đang xem xét kiện Trung Quốc, vậy theo ông chúng tôi nên kiện như thế nào?

Tôi e rằng Việt Nam khó có thể đưa ra vấn đề chủ quyền ra tòa án công lý quốc tế vì cả hai bên phải đồng ý. VớiĠtòa trọng tài, họ yêu cầu có một trong các bên phải đồng ý tham gia, nhưng dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không tham gia. Nếu Việt Nam nêu ra vấn đề giàn khoan, sự việc sẽ không đi đến đâu. Một số người đề xuất, Việt Nam có thể nêu ra vấn đề ở Hoàng Sa hoặc ở Trưᷝng Sa. Nhưng theo theo tôi, Việt Nam nên ủng hộ Philippines trong vụ kiện ở tòa án trọng tài quốc tế về Công ước luật biển, nếu tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc xấu đi.

Bởi nếu Philippines thắng trong vụ kiện, đường 9 đoạn của Trung őuốc sẽ là phi pháp. Mặc dù khi đó vẫn không thể ép Trung Quốc làm gì, nhưng theo luật pháp quốc tế, các nước khác sẽ nhìn nhận: Ồ, Trung Quốc đã đi ngược lại luật quốc tế! Đây là cách tốt nhất để các bạn có thể bảo vệ được chủ quyền của mình.

č

Xin ngài cho biết viễn cảnh xấu nhất và tốt nhất đối với căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Viễn cảnh xấu nhất là Biển Đông tiếp tục dậy sóng. Trung Quốc tiếp tục đâm và đẩy lui tàu Việt Nam. Hoặc họ sẽ đưa giàn kŨoan khác vào khu vực như chúng ta đã thảo luận từ đầu. Nhưng tôi nghĩ mùa mưa bão sẽ tạo ra một số cản trở. Và sẽ có một thông lệ mới, cứ mỗi năm vào tháng 8 Trung Quốc lại khiêu khích đối với Việt Nam.

Nhưng viễn cảnh tốt nhất là sau ngǠy 15/8, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thay đổi quan điểm, Trung Quốc và Việt Nam có thể đàm phán. Người ta không thể chọn láng giềng mà phải cùng chung sống. Vì vậy viễn cảnh tốt nhất là hai nước tìm cách ra cách hiểu nhau, cả hai cùng suy xét xem những gì đang xảy ra có phải là cách mối quan hệ hai nước muốn tiến tới và làm thế nào để hai nước tránh tình trạng này vào năm sau.

Xin cám ơn ông!

Thùy Trang