1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái

(Dân trí) - Ig Nobel là giải thưởng Quốc tế hàng năm giành cho những phát minh kỳ quái, những nghiên cứu không chắc chắn có thật.

Giải Ig Nobel vừa rồi đã được trao cho 10 lĩnh vực nghiên cứu. Điều khác biệt là lần này,  người ta bỏ 3 giải cũ: “Kinh tế”, “Thủy khí động lực học”, “ Lịch sử nông nghiệp” và thay vào đó là giải trong 3 lĩnh vực mới: “Điểu học”, “Âm học” và “ Toán học”.

Giải Ig Nobel Điểu học

 

“Điều gì xảy ra khi người ta liên tục đập đầu vào tường? Làm sao tránh được đau đầu, chấn thương sọ não và không bị long võng mạc?”. Phải mất 30 năm sau, Tiến sỹ  Ivan R. Schwab và Tiến sỹ Philip R. May là 2 Giáo sư nổi tiếng của trường Đại học Tổng hợp California, Mỹ mới giải đáp được những vấn đề hóc búa kể trên.

 

 

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái - 1
 

Giáo sư Ivan R. Schwab trong trang phục chim Gõ kiến.

 

Các nhà bác học đã tiến hành nghiên cứu hoạt động của chim Gõ kiến để tìm hiểu: Tại sao loài chim này không bị đau đầu dù trong một ngày, nó đã dùng mỏ gõ tới 12.000 lần vào thân cây với tốc độ 20 lần gõ/giây?. Đối với con người, việc đó tương đương với cú đập đầu vào tường với vận tốc 25,7 km/giờ. Không một người nào còn sống sau những cú va đập ghê gớm ấy. Thế nhưng, chim gõ kiến thì chẳng việc gì. Tại sao vậy?.

 

Toàn bộ bí mật nằm ở cấu tạo đặc biệt của họp sọ loài chim này. Tự nhiên đã ban tặng cho chim Gõ kiến sự ưu ái tuyệt vời về cấu trúc hộp sọ. Hộp sọ chim Gõ kiến xốp nhưng rất chắc chắn, đặc biệt là phía gáy. Các mô sụn ở xương hàm gắn với hộp sọ bằng các bắp cơ thịt dày và chắc. Chúng có tác dụng làm giảm đáng kể sức mạnh của các cú gõ, đập. Bên trong hộp sọ của chim Gõ kiến không có não tủy lỏng. Nhờ vậy mà những cú va đập dù rất mạnh cũng gần như không tác động đến não của chim. Thêm vào đó, kích thước não chim Gõ kiến nhỏ so với khích thước cơ thể của nó. Bởi vậy, nó lại càng ít bị chấn động bởi những cú va, đập. Chính vì thể, toàn bộ thân thể của chim Gõ kiến có thể biến thành “Cái búa” gõ và mổ liên tục chỉ trừ đôi mắt.

 

Trong thời gian “gõ, đập”, hai mắt của chim Gõ kiến được khép chặp lại bằng các lớp màng bọc bảo vệ dày. Các lớp màng này không chỉ bảo vệ mắt tránh khỏi các mảnh cây bắn vào mà còn có tác dụng như một lớp đai ngăn không cho con ngươi văng ra khi chim mổ cây. Ngoài ra, lớp màng còn là “một cái đệm an ninh”: Chúng tích máu rất nhanh để tăng áp suất bên trong, phòng ngừa chấn thương võng mạc. Đặc biệt nhất còn là cấu trúc của lưỡi chim Gõ kiến: Mu lưỡi bắt đầu từ mỏ đi qua lỗ mũi phải, sau đó được chia đôi giữa 2 mắt...

 

Vì những tìm kiếm và phát minh lạ lùng về  loài chim Gõ kiến nên Giáo sư Ivan Schwab đã nhận được giải thưởng Ig Nobel. Người được giải thưởng lớn này còn cẩn thận dặn dò những ai hay bị đau đầu rằng: “Trước khi than phiền về những cơn đau đầu thì hãy nhớ tới con chim Gõ kiến yêu lao động”. Rất có thể, đây là một trong các liệu pháp tâm lý phần nào giúp cho người bệnh đỡ nhức nhối. Những ai mắc chứng bệnh này hãy thử một lần để xem thử hiệu quả ra sao.

 

 Giải Ig Nobel Hòa bình

 

 

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái - 2
 

Thiết bị treo trên tường đoạt giải Ig Nobel Hoà bình.

 

Giải thưởng được trao nhưng người trúng giải lại không nhận vì cho rằng đã có gì đó mang ý nhạo báng. Được giải là một người Anh có tên Howard Stapleton. Anh đã chế tạo ra một sản phẩm có tên “Mosquito” (con muỗi). Giới trẻ thì chẳng đeo cái vật chướng tai, gai mắt  luôn phát ra những tiếng ọ ẹ, eo éo khó chịu này. Còn người lớn thì chẳng bao giờ ngó đến. Bây giờ thì Stapleton đã phần nào được minh oan trong mắt những chàng trai, cô gái bởi anh ta đề nghị gửi cho họ những hồi chuông điện thoại mới, du dương và thú vị hơn nhiều!

 

Giải Ig Nobel Âm học

 

“Tâm lý sợ những âm thanh khủng khiếp” là tên công trình khoa học của 3 Giáo sư: Debra Lynn Halpern, Randolph Blake và Jemes M.Hillenbrand. Ba nhà bác học đã làm thí nghiệm để hiểu tại sao người ta lại bị kích động đến mức hoảng sợ vì những tiếng động lạ lùng, kỳ quái phát ra do các móng thụt cọ vào bảng lớp học gây ra.

 

24 người trưởng thành đã tình nguyện nghe thử những tiếng động chói tai, ghê gớm phát ra từ việc cọ móng thụt vào bảng lớp học. Sau khi tham gia thử nghiệm, cả 24 người  đều công nhận đó là những âm thanh khó chịu và khủng khiếp nhất trong đời mà họ chưa từng gặp. Chiếm vị trí khó chịu thứ hai là âm thanh phát ra khi cọ 2 miếng bọt nhựa xốp vào nhau. Các Nhà bác học phân tích và rút ra kết luận đáng ngạc nhiên là : Khi thực hiện những thí nghiệm kể trên, không phải một mà  nhiều âm thanh tần số thấp và tần số trung bình đã gây tác động khó chịu đến thần kinh của con người, đặc biệt là các âm thanh trong dải tần số từ 3-6  Kilôhéc

 

Các Nhà bác học  cho rằng: Những âm thanh gây tâm lý hoảng loạn nói trên liên quan đến loài vượn người - Tổ tiên của chúng ta khi xưa. Kết luận được đưa ra sau khi so sánh âm thanh phát ra khi cọ xát móng thụt vào tấm bảng lớp học với tiếng hú của loài khỉ nhỏ Macacus. Hai loại âm thanh này hoàn toàn giống nhau. Nó chứng tỏ: “Nỗi kinh sợ khi nghe thấy những âm thanh  ghê gớm kia là những phản xạ thô sơ đầu tiên mà chúng ta đã thừa hưởng của tổ tiên khi thấy mối đe dọa nguy hiểm đang tới gần”.

 

Giải Ig Nobel Toán học

 

Những người phát minh ra công trình và nhận giải không phải là những nhà toán học mà lại là những nhà vật lý học. Đó là những người Australia thuộc Tổ chức nghiên cứu CSIRO: Nhà Vật lý  trẻ Pires Barnes và nữ đồng nghiệp Nic Svenson. Họ chứng minh được rằng: Cần phải chụp ảnh tối thiểu là bao nhiêu lần đối với một nhóm người sao cho không một tấm ảnh nào có người nhắm mắt.

 

Sau  khi nghiên cứu, thử nghiệm và tổng hợp tất cả những yếu tố thể lực, tâm, sinh lý, hai nhà vật lý này kết luận: Nếu số lượng người dưới 20 thì nên chia thành 3 nhóm để chụp ảnh. Trong điều kiện đủ ánh sáng hoặc có đèn Flash thì chụp ảnh không quá 6 lần. Nếu ánh sáng yếu thì nên chia làm 2 nhóm và chụp ảnh  không ít hơn 10 lần.

 

Giải Ig Nobel Vật lý

 

 

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái - 3
 

Hai nhà Vật lý Australia: Pires Barnes và Nic Svenson. 

 

Tại sao loại mỳ ống Spagetti, Italia ướt  khi bẻ lại thường gẫy nhiều hơn 2 đoạn trở lên? Hai nhà bác học Pháp là Giáo sư Basile Audoly và Giáo sư Sebastien Neukrich thuộc ĐH Pierre & Marie Curie đã làm sáng tỏ điều thú vị đó.

 

Giải Ig Nobel Hóa học

 

“Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc sóng siêu âm trong môi trường pho mát lỏng” là công trình nghiên cứu của nhóm các nhà bác học Tây Ban Nha: Giáo sư Antonio Mulet và 3 đồng nghiệp thuộc Trường Đại học Tổng hợp Valencia.

 

Bằng các thực nghiệm dày công, các Nhà bác học đã chứng minh:  Ở nhiệt độ từ 0◦C - 35◦C, vận tốc lan truyền sóng siêu âm  trong môi trường pho mát lỏng biến đổi trong khoảng từ 1590-1696 m/s và có liên quan đến việc hòa tan của mỡ và sự tạo thành bơ. Nhiệt độ lý tưởng nhất để đo vận tốc sóng siêu âm  là từ 0◦C - 17◦C.

 

Giải Ig Nobel Sinh học

 

Hai nhà bác học Hà Lan là Bart Knols và Ruurd de Jong đã chứng minh: Loài muỗi  truyền bệnh sốt rét  Anopheles Gambiae rất thích mùi hương thơm của pho mát và mùi chân người. Có thể sử dụng những loại mùi này để làm những cái bẫy diệt muỗi và côn trùng rất hiệu quả!

 

 

Giải Ig Nobel Văn học

 

 

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái - 4
 

Daniel Oppenheimer.

Giải đã được trao cho Daniel Oppenheimer - Giáo sư Tâm lý thuộc Trường Đại học Princeton vì những bài viết về các vấn đề thông thái, và việc không cần thiết phải dùng những tiếng lóng, dài và phức tạp trong chuyên môn, nghiệp vụ của ông.

 

Giải Ig Nobel Y học

 

“Chấm dứt những cơn nấc cụt khó nhọc bằng cách mát xa tay trực tràng” là giải thưởng giành cho Giáo sư Francis M. Fesmire và các cộng sự thuộc Trường Đại học Tổng hợp Tennesi, Israel. Phát minh được ứng dụng nhiều trong thực tế và tỏ ra có hiệu quả tốt.

 

Giải Ig Nobel Dinh dưỡng

 

 

Giải thưởng Ig Nobel giành cho những phát minh kỳ quái - 5

 
 

Bọ cánh cứng Kuwait là món ăn được ưa thích.

Giải được trao cho 2 Nhà bác học Kuwait. Họ giới thiệu bọ cánh cứng Kuwait có vị giác  rất ưa thích và chứng minh được rằng:  Loài bọ đó hiện là một món ăn độc chiêu ở đất nước vùng Vịnh rất giàu có và sành ăn này.

 

Thành Nam

Theo Membrana

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm