1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Dư luận quốc tế về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981

Một số chính phủ, nhiều học giả và các cơ quan truyền thông quốc tế đã ngay lập tức phản ứng và đưa ra những dự báo xung quanh hành động này của Trung Quốc.

Một số chính phủ, nhiều học giả và các cơ quan truyền thông quốc tế đã ngay lập tức phản ứng và đưa ra những dự báo xung quanh hành động này của Trung Quốc.

Washington hoan nghênh việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về phía đảo Hải Nam, sau hơn hai tháng khoan thăm dò ở gần quần đảo Hoàng Sa và gây căng thẳng khu vực, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu trong cuộc họp báo hôm 16/7. Bà Jen Psaki nói "vụ việc giàn khoan cho thấy các bên cần làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình theo luật quốc tế để có được nhận thức chung về cách hành xử và hành vi ở các khu vực tranh chấp".

Bà cũng cho rằng “Một Bộ quy tắc về ứng xử Biển Đông (COC) nên được thiết lập và áp dụng cho các bên có tuyên bố chủ quyền ở khu vực này và Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự nguyện đóng băng các hoạt động có thể gây căng thẳng và khiêu khích”.

Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông Học viện Quốc phòng Australia, Giáo sư Carl Thayer nhận định việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam có hai mục tiêu, gồm ngăn Việt Nam kiện ra tòa quốc tế và ngăn Việt Nam bắt tay với các nước khác.

Đánh giá về dài hạn, Gs Thayer cho rằng, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng kiểm soát Biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục các hoạt động khai hoang như đang làm ở Trường Sa và tăng cường áp lực với Philippines. Trung Quốc có thời gian cho đến nửa đầu năm 2016 khi Tòa án Trọng tài- nơi tiếp nhận vụ kiện của Philippines- dự kiến đưa ra phán quyết. Trung Quốc có mưu toan củng cố sự hiện diện của họ ở Biển Đông nhiều hết mức có thể trước thời điểm đó.

TS Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sớm hơn dự kiến một tháng rất có nhiều khả năng do cả 2 yếu tố: Thời tiết và chính trị. TS Ian Storey nhận định: "Trung Quốc đã đạt được mục tiêu của mình: Bắc Kinh đã gửi thông điệp đến Việt Nam và các nước tranh chấp khác trên Biển Đông là mình quyết bảo lưu các tuyên bố chủ quyền theo yêu sách đường 9 đoạn, bao gồm cái gọi là “quyền lịch sử” đối với các nguồn tài nguyên hàng hải như dầu khí và cá trong phạm vi đường 9 đoạn đó”.

Theo TS Storey, Trung Quốc còn muốn cho các nước khác thấy mình sẽ hành động quyết liệt đối với ai dám thách thức tuyên bố chủ quyền từ phía họ. Ông nhấn mạnh: “Tình hình căng thẳng đã tạm lắng và may mắn là không dẫn đến cuộc xung đột quân sự nào giữa hai phía. Nhưng các giàn khoan sẽ trở lại, một là trong năm nay hoặc trong năm tới. Khi đó, Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh hơn, tự tin hơn và cũng kiên quyết hơn”.

Các cơ quan truyền thông phương Tây, các hãng thông tấn uy tín như AP, BBC, Bloomberg, Kyodo, Wall Street Journal, New York Times, The Guardian, Bangkok Post... cũng đều đưa tin về động thái mới nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới truyền thông quốc tế đều tỏ ra thận trọng trước việc Trung Quốc quyết định di chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam, đồng thời cảnh báo về những bước đi tiếp theo của Trung Quốc.

Sự thận trọng của truyền thông quốc tế trước vụ việc này không phải không có cơ sở. Học giả Tô Hiểu Huy, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược quan hệ quốc tế của Trung Quốc vừa nêu 3 thông điệp của Trung Quốc trong động thái này.

Đầu tiên, Tô Hiểu Huy khẳng định Trung Quốc không đột nhiên thay đổi vị trí của giàn khoan vì sợ Mỹ mà chuyện này diễn ra ngẫu nhiên. Trong cuộc đối thoại với Mỹ, phía Trung Quốc nhắc lại lập trường nguyên tắc của họ về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục bảo vệ cái gọi là "chủ quyền và lợi ích hàng hải" và yêu cầu Hoa Kỳ duy trì thái độ khách quan, vô tư. Ông Tô viết: "Chính sách của Trung Quốc qua các thế hệ lãnh đạo luôn chú trọng đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, vô cùng thận trọng với lợi ích cốt lõi của quốc gia nên không có chuyện đảo ngược quan điểm chính sách, nhượng bộ vô điều kiện trong thời gian ngắn".

Thứ hai, Tô Hiểu Huy nêu "Trung Quốc không cần phải lắng nghe bất kỳ yêu cầu từ quốc gia nào. Thượng viện là cơ quan lập pháp của Mỹ và chẳng liên quan đến công việc nội bộ của Trung Quốc". Tô Hiểu Huy cho rằng trước những động thái đó từ Thượng viện Mỹ, Trung Quốc luôn phản bác mạnh mẽ và yêu cầu Mỹ tôn trọng thực tế để giúp có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực.

Thứ ba, Tô Hiểu Huy khẳng định "đừng nhìn Trung Quốc di chuyển giàn khoan mà hiểu lầm về tham vọng của Trung Quốc". Học giả này còn khẳng định nêu "Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ định hướng chiến lược. Các công ty thăm dò dầu khí Trung Quốc có mục tiêu, kế hoạch công bố từ trước. Sau khi kết thúc nhiệm vụ thì rời hiện trường. Các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trên lãnh hải có quyền tự do di chuyển, không phải vì phát biểu của một quốc gia nào đó mà thay đổi thời gian biểu đã lập từ trước". 

Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn