1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Đòn đánh phủ đầu của Nga-Mỹ có khiến đối phương bất ngờ?

Sở hữu những hệ thống radar cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu từ hàng ngàn km, vậy đòn tấn công phủ đầu của Nga-Mỹ có khiến đối phương bất ngờ?

Radar cảnh báo sớm hoạt động thế nào?

Hiện nay, cả Nga và Mỹ đang có trong trang bị nhiều loại radar cảnh báo sớm tên lửa đặt trên đất liền cực hiện đại có tầm quan trọng chiến lược tới hàng ngàn km và vai trò không thể thay thế trong tổng thể hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa.

Được biết, ngoài tính năng cảnh báo sớm tên lửa, những radar loại này có thể được sử dụng trực tiếp để dẫn bắn hay chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa đạn đạo tầm xa, xuyên lục địa.

Những hệ thống radar này có khả năng tự thân phát hiện đo đạc hoặc căn cứ vào số liệu vệ tinh để nhanh chóng xác định có phải mối uy hiếp từ tên lửa đạn đạo hay không, nếu đúng thì nó sẽ xử lý, phân tích cực nhanh và đưa ra các tham số về điểm phóng tên lửa, vị trí thực trên không gian, tốc độ bay và mục tiêu nhắm tới.

Sau đó, hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược này sẽ truyền dẫn số liệu tự động về quỹ đạo của tên lửa địch đến hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, điều khiển tên lửa thuộc các hệ thống đánh chặn trên đất liền, trên biển và trên không gian bắn hạ quả tên lửa này.

Don danh phu dau cua Nga-My co khien doi phuong bat ngo?

Hệ thống radar AN/TPQ-53.

Mỹ - Nga có làm cho nhau bất ngờ?

- Mỹ: Được biết, để đảm bảo năng lực cảnh báo sớm tên lửa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang vận hành loạt hệ thống radar cực hiện đại. Đứng đầu tiên là hệ thống radar SBX-1.

SBX-1 Là một trong những “tân binh” của quân đội Mỹ nhưng sức mạnh chiến đấu của SBX-1 được đánh giá khá cao có thể dễ dàng được triển khai tới mọi chiến trường trên khắp thế giới để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu cũng như cảnh báo sớm với độ chính xác cực cao.

SBX-1 được tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, giúp theo dõi toàn bộ hoạt động của tên lửa đối phương đồng thời đưa ra giải pháp đánh chặn hiệu quả nhất dựa vào tất cả các tài nguyên của quân đội Mỹ trên toàn thế giới.

Ngoài ra, radar của SBX-1 cũng đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi chính xác, phân biệt các đối tượng hay thậm chí đánh giá khả năng tiêu diệt nó của các tên lửa phòng thủ Mỹ. Dựa vào những đánh giá đó, hệ thống điều khiển hỏa lực của SBX-1 sẽ quyết định khai hỏa tên lửa ở vị trí phù hợp nhằm đánh chặn mục tiêu.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, SBX-1 là phiên bản cải tiến tối tân nhất từ hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ. Với 45.000 bộ phận phát và nhận tín hiệu được gắn trên một mặt phẳng hình bát giác, SBX-1 có thể quan sát được những đối tượng to bằng quả bóng chày đang bay ở khoảng cách 4.000 km.

Ngoài "tân binh" SBX-1, hiện nay Mỹ còn sở hữu hệ thống radar AN/TPQ-53, radar AN/FPS-115 PAVE PAWS... Tất cả đều được coi là khắc tinh đối với mọi mục tiêu bay.

Don danh phu dau cua Nga-My co khien doi phuong bat ngo?

Những hệ thống radar cảnh báo tên lửa siêu mạnh của Nga.

- Nga: Không chịu kém cạnh Mỹ, hiện nay hệ thống radar cảnh báo tên lửa của Nga được coi là hiện đại hàng đầu thế giới. Cụ thể, trong trang bị của các trung đoàn vô tuyến điện/radar có các trạm trực chiến thường xuyên, theo dõi tất cả các đối tượng ở độ cao trung bình và thấp, sử dụng các radar “Nebo”, "Kasta” và "Gamma". Trong năm 2014, lực lượng này đã khởi động thử nghiệm hệ thống radar mới Container.

Theo các nhà phát triển, radar Container được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu trên không cơ động cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, từ lúc chúng bắt đầu lăn bánh cho đến cất cánh. Với tầm hoạt động lên tới 3.000km, loại radar này có thể bao phủ gần hết châu Âu.

Radar Container được kỳ vọng là át chủ bài trong hệ thống chống trinh thám và cảnh báo tấn công bằng đường không, vũ trụ của quân đội Nga trong tương lai. Hiện hệ thống radar thế hệ mới Container đang trong quá trình thử nghiệm chiến đấu tại Mordovya.

Trong các đơn vị phòng thủ tên lửa, nằm trong thành phần thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Tên lửa, có trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa bao gồm radar Don-2N (Pill Box) và tổ hợp chống tên lửa với các tên lửa đánh chặn tầm ngắn bố trí dưới căn cứ ngầm.

Don-2N (Pill Box) là một radar đa chức năng được lắp đặt vô số các radar mảng pha điện tử con. Radar được thiết kế là một mô hình kim tự tháp cụt bốn mặt độc nhất vô nhị trên thế giới. Nó có chiều cao 33m, chiều dài mỗi cạnh đáy là 130m, chiều dài các cạnh đỉnh của hình chóp cụt là 90m.

Don-2N là loại radar phòng thủ tên lửa có tính năng siêu mạnh, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi nó tiếp cận mục tiêu 15 phút. Đây là khả năng cảnh báo sớm siêu việt nếu biết rằng 1 tên lửa đạn đạo có vận tốc lên tới trên Mach25, có thể vượt quãng đường 5000km chỉ với thời gian vẻn vẹn 10 phút.

Ngoài ra, Nga còn có loại radar phòng thủ tên lửa siêu mạnh là Voronezh-DM. Hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Các chuyên gia cho biết khi tăng công suất, trạm có thể đạt tầm quan sát 8000 km.

Tháng 1/2014, Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ Nga (VKO) đã tuyên bố, với các loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới, Nga đã phát hiện toàn bộ các vụ phóng tên lửa đạn đạo trên thế giới trong năm 2013, với khoảng gần 40 vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa đẩy vũ trụ của Nga và nước ngoài.

Ngày 3/9/2013, hệ thống radar mới Voronezh-DM của Nga lắp đặt ở khu vực Armavir, vùng Krasnodar đã phát hiện 2 quả "tên lửa đạn đạo mô hình" do quân đội Israel phóng ở Địa Trung Hải vào lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 GMT). Đây là một trong những ví dụ rõ ràng về hoạt động của các đài radar Nga mới.

Ngày 9/9/2014, Israel cũng đã bị phát hiện vụ phóng thứ 2 với 2 tên lửa Arrow-2. Ngay sau khi tên lửa này rời mặt đất nó đã bị radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện. Các chuyên gia quân sự Israel cũng đã phải thừa nhận, hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Moscow đã phát hiện được trọn vẹn vụ phóng này.

Với những khả năng của dàn radar cảnh báo tên lửa Nga – Mỹ, thật khó để 2 cường quốc này có thể tung ra đòn tấn công phủ đầu bất ngờ vào đối phương.

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt

Đòn đánh phủ đầu của Nga-Mỹ có khiến đối phương bất ngờ? - 3