1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Điểm danh những vụ tung tin giả chấn động toàn cầu

Giữa rừng thông tin được đưa lên mạng xã hội hàng ngày có không ít tin giả. Chúng xuất hiện ở nhiều thể loại, lan truyền với tốc độ chóng mặt giữa các cộng đồng mạng và để lại tác hại khủng khiếp.

Trên thế giới thời gian qua đã chứng kiến vô số tin vịt ở nhiều lĩnh vực khác nhau khiến “khổ chủ” điêu đứng, thậm chí tiêu tan sự nghiệp và gia đình.

Một trong những vụ gây thiệt hại khủng khiếp là bản tin giả được đăng trên mạng xã hội Twitter của hãng tin AP hồi tháng 4/2013.


Tin tặc cướp tài khoản Twitter của AP, phao tin xảy ra hai vụ nổ ở Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama bị thương.

Tin tặc cướp tài khoản Twitter của AP, phao tin xảy ra hai vụ nổ ở Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama bị thương.

"Hai vụ nổ xảy ra ở Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama bị thương " – dòng chữ vỏn vẹn này ngay lập tức lan truyền chóng mặt và khiến Phố Wall mất khoảng 200 tỷ USD chỉ trong 3 phút. AP sau đó thông báo tài khoản của họ bị đánh cắp và không có vụ nổ nào. Dù thị trường nhanh chóng hồi phục ngay sau đó nhưng giới đầu tư vẫn hoang mang trước sức phá hoại khủng khiếp của một mẩu tin giả.

Một vụ tin vịt điển hình nữa khiến cả thế giới bị cuốn theo là tấm ảnh các nguyên nhóm G20 dự hội nghị thượng đỉnh ở Đức hồi tháng 7/2017. Trong tấm ảnh xuất hiện trên Twitter, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi chính giữa, với các nhà lãnh đạo khác vây quanh nhìn chăm chú vào ông, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bức hình sau đó được xác định là sản phẩm của Photoshop nhưng không rõ ai là người đầu tiên đăng lên mạng.


 Bức ảnh giả chế cảnh các nguyên thủ thế giới vây quanh Tổng thống Nga Putin.

Bức ảnh giả chế cảnh các nguyên thủ thế giới vây quanh Tổng thống Nga Putin.

Trong tấm ảnh thật, vị trí của ông Putin là chiếc ghế trống vốn dành cho Thủ tướng Anh, dựa theo bảng tên để trên bàn.

Cũng trong năm 2017, cái tên Geary Danley bỗng dưng xuất hiện như vũ bão trên nhiều mạng xã hội sau vụ xả súng đẫm máu nhằm vào sự kiện âm nhạc ở Las Vegas ngày 1/10. Ông bị cho là hung thủ, có thể bởi ông là chồng cũ của Marilou Danley – tình nhân của Stephen Paddock - kẻ thủ ác thực sự.

Dù cảnh sát đã nêu đích danh Paddock là kẻ xả súng nhưng tin giả về Geary Danley vẫn lan truyền không ngừng nghỉ, khiến cuộc sống của ông chịu nhiều xáo trộn.


Cộng đồng mạng thế giới còn biết nhiều đến cái tên Paul Hornet , một nhà văn chuyên tung tin giả trên mạng xã hội Facebook trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Cộng đồng mạng thế giới còn biết nhiều đến cái tên Paul Hornet , một nhà văn chuyên tung tin giả trên mạng xã hội Facebook trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Horner từng tuyên bố mình chính là lý do khiến tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Washington Post cùng năm, Horner nêu lên một thực tế là những người ủng hộ ông Trump không cần kiểm tra thông tin anh ta đưa là giả hay thật mà vẫn chia sẻ khắp nơi. Ngay cả người quản lý chiến dịch Trump khi đó là Corey Lewandowski và Eric, con trai ông Trump, cũng chia sẻ nội dung sai sự thật mà Hornet tạo ra.


 Paul Horner

Paul Horner

Bản thân Horner luôn bảo vệ những việc đã làm và cho rằng đó là "trào phúng chính trị". Ông vua tin vịt này qua đời vào cuối năm 2017 ở tuổi 38.

Vào tháng 10/2017, trang web tin bịa Your News Wire đăng bài phỏng vấn diễn viên nổi tiếng Morgan Freeman với các trích dẫn hoàn toàn "hư cấu". Trong đó, nam diễn viên 80 tuổi đề nghị ông Trump bỏ tù bà Hillary Clinton để khôi phục niềm tin vào chính quyền Mỹ.Your News Wire cho biết Freeman đã nói như vậy khi tham gia quảng bá bộ phim tài liệu The Story of Us của National Geographic nhưng lại không trưng được bằng chứng.

Thực tế Freeman là một người ủng hộ nhiệt tình của cựu Ngoại trưởng Mỹ và toàn bộ câu chuyện của Your News Wire là bịa đặt.


Diễn viên điện ảnh nổi tiếng Morgan Freeman

Diễn viên điện ảnh nổi tiếng Morgan Freeman

Trước đó, Morgan Freeman từng bị tung tin đồn đã chết trên facebook, và tài khoản mang tên R.I.P Morgan Freeman (Hãy an nghỉ, Morgan Freeman) lập tức thu hút 727.000 lượt thích. Rất nhiều người vào bình luận bày tỏ sự thương tiếc dành cho một tài năng lớn của nền điện ảnh, không cần biết thông tin có thật hay không.

Thời gian diễn ra bầu cử Mỹ còn có vô số các tin giả khác xuất hiện, chẳng hạn như Đức Giáo hoàng ủng hộ Donald Trump, Hillary Clinton chi 137 triệu USD mua vũ khí bất hợp pháp hoặc bà tậu biệt thự giá 200 triệu USD ở Maldives…

Tin tức giả không chỉ lũng đoạn chính trường Mỹ mà còn "gây bão" ở nhiều quốc gia khác. Vào tháng 9/2016, một video diễn văn tranh cử của ông Basuki Tjahaja Purnama, Thống đốc Jarkata, bị chỉnh sửa bằng cách tắt tiếng và ghi phụ đề bịa đặt rồi đưa lên Facebook, dẫn đến cáo buộc từ những người Hồi giáo bảo thủ rằng quan chức này phỉ báng kinh Koran. Ba cuộc biểu tình khổng lồ sau đó đã nổ ra ít ngày sau đó, khiến 1 người chết và 250 người bị thương. Purnama cũng phải hầu tòa vì cáo buộc báng bổ.


Các cuộc biểu tình phản đối Basuki Purnama ở Jakarta xuất phát từ video bịa đặt.

Các cuộc biểu tình phản đối Basuki Purnama ở Jakarta xuất phát từ video bịa đặt.

Cảnh sát Indonesia sau đó nói rằng đoạn video "được làm ra để truyền bá thông tin mà có thể gây ra sự chống đối và thù hận". Thủ phạm đã bị buộc tội và anh ta khai mục đích chỉ để giải trí chứ không lường được tác tộng khủng khiếp của họ.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet