1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Dàn tàu chiến rầm rộ đổ về tập trận hải quân lớn nhất thế giới

(Dân trí) - 52 tàu chiến và tàu ngầm của 26 quốc gia trên thế giới sẽ tham gia RIMPAC - cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới năm nay.


Tàu hải quân các nước thamg gia tập trận RIMPAC 2018 (Ảnh: US Navy)

Tàu hải quân các nước thamg gia tập trận RIMPAC 2018 (Ảnh: US Navy)

Tập trận Ven Thái Bình Dương (RIMPAC) được đánh giá là cuộc tập trận hàng hải lớn nhất thế giới. Năm nay, RIMPAC sẽ có sự tham gia của 26 quốc gia, 25.000 nhân sự, lực lượng bộ binh từ 18 nước, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm và hơn 200 máy bay. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài từ ngày 27/6-2/8 ở quần đảo Hawaii và phía nam California. Việt Nam cũng là một trong số các nước tham gia tập trận RIMPAC năm nay.

Thông báo của Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ cho biết khi tham gia RIMPAC, lực lượng hải quân của các nước sẽ thực hiện các bài tập về cứu trợ thiên tai, đổ bộ, chống cướp biển, bắn tên lửa, phá mìn, an ninh hàng hải, tác chiến chống ngầm, phòng không. Cuộc tập trận dự kiến sẽ có các hoạt động bắn đạn thật, trong đó máy bay của Không quân Mỹ sẽ phóng tên lửa chống hạm tầm xa, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ phóng tên lửa đất đối hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công hải quân.

Trung Quốc không được mời tham gia RIMPAC 2018 dù Bắc Kinh từng tham gia cuộc tập trận này vào các năm trước đó. Lầu Năm Góc viện dẫn lý do cho quyết định này liên quan tới các hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.

Một số hình ảnh về tàu chiến các nước tham dự tập trận RIMPAC 2018.

Tàu HMAS Adelaide (L01) của Australia
Tàu HMAS Adelaide (L01) của Australia

Tàu HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada
Tàu HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada

Tàu CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile
Tàu CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile

Tàu FS Prairial (F-731) của Pháp
Tàu FS Prairial (F-731) của Pháp

Tàu INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ
Tàu INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ

Tàu KRI Martadinata (331) của Indonesia
Tàu KRI Martadinata (331) của Indonesia

Tàu JS Ise (DDH-182) và USS William P. Lawrence (DDG-110) của Mỹ và Nhật Bản
Tàu JS Ise (DDH-182) và USS William P. Lawrence (DDG-110) của Mỹ và Nhật Bản

Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico.
Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico.

Tàu KD Lekiu (FFG-30) của Malaysia
Tàu KD Lekiu (FFG-30) của Malaysia

Tàu HMNZS Te Mana (F-111) của New Zealand
Tàu HMNZS Te Mana (F-111) của New Zealand

Tàu BAP Ferré (PM-211) của Peru
Tàu BAP Ferré (PM-211) của Peru

Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của Philippines
Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của Philippines

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường RSS Tenacious (71) của Singapore
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường RSS Tenacious (71) của Singapore

Tàu ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc
Tàu ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ

Thành Đạt

Ảnh: Hải quân Mỹ/USNI