1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cựu Đại sứ Mỹ: NATO không bao giờ xâm lược Nga

(Dân trí) - Ông Michael McFaul, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga ngày 28/9 nói rằng Mátxcơva nên bớt căng thẳng về vấn đề vũ khí phòng thủ của NATO ở gần biên giới Nga bởi liên minh quân sự này sẽ không bao giờ xâm lược Nga, Sputnik đưa tin.

Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul. (Ảnh:

Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul. (Ảnh:RT)

“Nga không cần thiết phải triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 tại biên giới với phương Tây, bởi NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga”, ông McFaul viết trên Twitter của mình.  

“Nga cũng nên bớt căng thẳng về vấn đề vũ khí phòng thủ của NATO ở gần biên giới Nga, hiện giờ Mátxcơva nói với chúng tôi rằng họ không có kế hoạch tấn công vào các quốc gia của Liên minh”, ông viết thêm.

Trả lời những bình luận của một người sử dụng mạng xã hội, ông McFaul viết: “Chỉ có kẻ ngu ngốc mới nghĩ đến chuyện tấn công Nga. May mắn là ban lãnh đạo của NATO không có những người như vậy”.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. (Ảnh:

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf. (Ảnh:Sputnik)

Bình luận của ông Mc Faul được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ triển khai hệ thống tên lửa không đối không S-400 Triumf và Pantsir-S tại quân khu tây bắc gần biên giới với các nước châu Âu. 

Phát ngôn viên Quân khu này, Đại tá Oleg Kochetkov, ngày 25/6 vừa qua cho biết họ sẽ tiếp nhận các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf và Pantsir-S vào cuối năm 2015, nhưng không thông báo số lượng cụ thể.

Theo Sputnik, S-400 Triumf (SA-21 Growler) là một hệ thống vũ khí phòng không thế hệ tiếp theo của Nga, được thiết kế để có thể sử dụng được 3 loại tên lửa khác nhau, có thể tiêu diệt được các mục tiêu trên không từ phạm vi ngắn cho đến rất xa.

Cũng theo báo trên, Pantsir-S1 (SA-22 Greyhound) là hệ thống pháo và tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung. Hệ thống này lần đầu tiên được biên chế vào năm 2012 và sẽ dần dần thay thế cho loại vũ khí phòng không tự hành Tunguska, hiện đang được sử dụng trong lực lượng phòng không Nga.

Mátxcơva đang thực hiện một chương trình tái trang bị vũ khí trị giá 325 tỷ USD nhằm tăng cường tỷ lệ vũ khí hiện đại của các lực lượng vũ trang lên 70% vào năm 2020.

Tuyên bố của ông Kochetkov được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 23/6 thông báo kế hoạch triển khai khoảng 250 chiếc xe tăng, xe bọc thép và thiết bị quân sự tại 6 nước Đông Âu gần biên giới Nga, trong đó có Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania.

Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua (28/6) tuyên bố ủng hộ việc khôi phục các mối quan hệ thân thiện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nga, đồng thời lên tiếng phản đối việc cô lập Mátxcơva trên trường quốc tế.

Ông Steinmeier nói: “Chúng ta không nên phá hủy tất cả, những gì đã được xây dựng một cách khó khăn trong nhiều thập kỷ hòa bình ở châu Âu… Nga vẫn là một người hàng xóm lớn của EU và láng giềng chính của chúng tôi, là một chủ thể cùng quyết định tương lai của châu Âu.”

Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh Nga có vai trò lớn Nga trên trường quốc tế, khẳng định rằng nhiều vấn đề toàn cầu không thể được giải quyết nếu không có Mátxcơva.
 
Thoa Phạm 
Theo Sputnik