1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Cựu binh Anh, Mỹ mắc chứng rối loạn tinh thần nghiêm trọng

(Dân trí) - Mới đây, Văn phòng cựu chiến binh Mỹ đă tiết lộ một tại nạn đáng tiếc gây phẫn nộ dư luận. Một binh sĩ trẻ người Mỹ đă bị bất ổn tâm lý sau 2 lần tới Iraq tham gia cuộc chiến, dẫn tới hành động tự sát.

Jeffrey Henthorn, 25 tuổi, một ông bố trẻ và là thế hệ thứ 3 trong một gia đình theo nghiệp binh. Dù các viên chỉ huy quân đội Mỹ đă  biết về tình trạng bất ổn tâm lý của anh lính từng 2 lần định tự sát này song họ vẫn quyết định gửi Henthorn trở lại Iraq lần thứ 2. Kết quả thật bi thảm là vào tháng 2/2005, Jeffrey Henthorn đă dùng súng M16 tự kết liễu đời mình.

 

Tình trạng bạo lực gia tăng mạnh mẽ cùng với những quy định khắt khe của quân đội đă khiến những binh lính làm nhiệm vụ tại Iraq và Afghanistan gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

 

Theo điều tra của các nhà khoa học thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh thành phố San Francisco, rất nhiều binh lính Mỹ và Anh bị mắc hội chứng rối loạn tâm thần sau khi trở về từ 2 chiến trường ác liệt Iraq và Afghanistan. Hiện có gần 104.000 cựu chiến binh, chiếm khoảng 25% cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Iraq và Afghanistan đang điều trị tại các cơ sở y tế công đă được chuẩn đoán bị rối loạn tâm thần.

 

Giáo sý Karen Sinh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, những binh lính trẻ và những người tham chiến trực tiếp là đối tượng bị tổn thương nặng nề nhất. Bà Karen Sinh khẳng định nhóm lính từ 18 đến 24 tuổi có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tâm thần nhiều hơn so với nhóm lính tuổi trên 40.

 

Cùng với nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần cao thì có tới 31% những người lính trở về từ Iraq và Afghanistan gặp vấn đề rối loạn về tâm lý xă hội, hậu quả là gây ra tình trạng bạo lực trong gia đình.Tỷ lệ mắc bệnh ở binh lính nam cũng như binh lính nữ.

 

Hồi cuối năm ngoái, Văn phòng cựu chiến binh Mỹ cũng đưa ra một báo cáo cho thấy gần 1/3 trong nửa triệu cựu binh từng làm nhiệm vụ tại Iraq và Afghanistan đang phải điều trị tại các cơ sở y tế của Văn phòng này và đa số là điều trị các bệnh về tâm thần. Có nhiều trường hợp đau lòng đă xảy ra, các cựu binh đă tự tử hay trở về nhà trong cơn điên loạn rồi dùng súng giết chết người thân.

 

Tại Anh, kết quả điều tra được đăng trên tờ "Ðộc lập" mới đây cho biết đa số binh lính Anh tham gia cuộc chiến tranh Iraq cũng đang phải chịu các vấn đề về sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất là chứng trầm cảm và hoảng loạn. Theo số liệu thống kê chính thức, đă có ít nhất 24 binh sĩ Anh tự sát kể từ khi nước này đưa quân tham chiến tại Iraq năm 2003. Các Tổ chức từ thiện cảnh báo rằng tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh tâm thần trong binh lính Anh đă tăng 26% mỗi năm.

 

Những thiệt hại về người và của mà Anh phải trả giá cho việc tham chiến tại Iraq và Afghanistan đă lên đến mức cao nhất từ năm 2003 đến nay. Hiện có khoảng 1000 cựu binh Anh đang sống trong tình trạng không nhà cửa. Hơn 6.600 binh lính Anh đă bị thương trong 2 cuộc chiến này, trong đó có hơn 600 trường hợp phải đưa về Anh để điều trị khẩn cấp.

 

Điều đáng nói là chính quyền Mỹ và Anh chưa có sự thừa nhận chính thức và hành động mạnh mẽ để giảm bớt những nguy cơ này. Tiếp theo vụ bê bối trong việc chăm sóc các binh lính khiến người đứng đầu Bộ lục quân Mỹ phải từ chức, những nghiên cứu thuyết phục gần đây về nguy cơ rối loạn tâm thần của các cựu binh trở về từ Iraq và Afghanistan chắc chắn sẽ còn khiến làn sóng biểu tình phản chiến của dư luận Mỹ và nhân dân thế giới còn tăng mạnh và kéo dài.

 

HH

Theo RFI