1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Cuộc khủng hoảng Iran đẩy giá dầu vượt 70 USD/thùng

Giá dầu thô hôm qua đã tăng đến mức cao nhất trong 7 tháng rưỡi qua dưới tác động của những lo ngại về sự sút giảm nguồn dự trữ xăng ở Mỹ, gián đoạn nguồn cung ở Nigeria và căng thẳng quanh chương trình hạt nhân của Iran.

Giá dầu thô Mỹ giao tháng 5 đạt mức 70 USD/thùng trong giao dịch điện tử châu Á tại thị trường chứng khoán Nymex (Mỹ) trước khi giảm xuống còn 69,80 USD/thùng, tăng 35 xu Mỹ từ mức giá đóng cửa hôm 13/4. Lần cuối cùng giá dầu thô giao sau vượt mức 70 USD/thùng xảy ra vào ngày 30/8/2005, lúc giá dầu đạt mức kỷ lục 70,85 USD/thùng sau khi cơn bão Katrina tấn công nước Mỹ. Giá dầu thô Brent trên thị trường London hôm qua tăng 43 xu Mỹ lên 71 USD/thùng sau khi đạt mức cao kỷ lục 71,40 USD/thùng trước đó cùng ngày. Mức kỷ lục trước đó của giá dầu Brent được ghi nhận vào ngày 13/4 với 70,99 USD/thùng.

 

Lo lắng về một cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Mỹ với Iran tăng cao sau khi Tehran cảnh báo Washington hôm 16/4 rằng nước này có hàng chục ngàn người đánh bom liều chết sẵn sàng hành động và có thể dựa vào sự hỗ trợ của dân quân Hồi giáo trong khu vực một khi các cơ sở hạt nhân của họ bị tấn công. Cuộc khủng hoảng quanh những ý định hạt nhân của Iran tồi tệ đi vào tuần qua sau khi Iran tuyên bố đã làm giàu uranium cần để sản xuất nhiên liệu cho lò phản ứng. Iran khẳng định chương trình của họ là hòa bình nhưng Washington và các đồng minh lo ngại Tehran muốn chế tạo bom hạt nhân.

 

Các bộ trưởng tài chính nhóm G7 thứ sáu tuần này sẽ nhóm họp để thảo luận về những vấn đề rất bức xúc hiện nay, đó là sự leo thang của giá dầu và tỷ lệ lãi suất toàn cầu. Bên cạnh đó, G7 còn thảo luận để cải cách quỹ tiền tệ IMF.    (Thu Hoài - Lan Hương)

Những nghi ngại về nguồn cung ở Iran, nước cung cấp 5% dầu thô cho thế giới, được củng cố sau khi Chad buộc một liên danh do Mỹ cầm đầu thanh toán ít nhất 100 triệu USD mỗi ngày nếu không nước này sẽ ngưng sản xuất 170.000 thùng dầu/ngày. Tại Nigeria, nước sản xuất dầu lớn thứ 12 thế giới, hơn nửa triệu thùng dầu thô mỗi ngày đang bị gián đoạn trong tình hình bạo lực do dân quân Hồi giáo gây ra và sự gián đoạn này được dự đoán sẽ kéo dài khoảng 1 năm.

 

Tại Mỹ, Bộ Năng lượng tuần qua công bố dự trữ xăng của Mỹ giảm 3,9 triệu thùng, cao hơn so với mức dự đoán do việc bảo trì các nhà máy lọc dầu khá công phu. Dự trữ xăng của nước này đã giảm 18 triệu thùng trong 6 tuần qua và hiện thấp hơn 1,9% so với cách đây 1 năm.

 

Mức giá dầu thô cao kỷ lục 70,85 USD/thùng ghi nhận được hồi tháng 8 năm ngoái sau khi điều chỉnh tỉ lệ lạm phát vẫn thấp hơn so với mức giá 80 USD/thùng (theo thời giá hiện nay) sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran. Bill Browder, nhà đầu tư thuộc hãng Hermitage Capital (Canada), đã đặt giả thuyết giá dầu có thể tăng đến 262 USD/thùng nếu nguồn dầu từ một nước thành viên OPEC bị cắt đứt hẳn, lên 131 USD/thùng nếu Iran tuyên bố ngưng xuất khẩu dầu, 111 USD/thùng nếu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố phong tỏa nguồn dầu, 98 USD/thùng nếu xảy ra nội chiến ở Nigeria, 79 USD/thùng nếu xảy ra tình trạng bạo lực ở Algeria và 88 USD/thùng nếu xảy ra các vụ tấn công phá hoại nghiêm trọng vào hệ thống cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở Iraq.

 

Theo Trùng Quang

Người lao động/AP, Reuters, AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm