1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Công nghệ nhận dạng bằng khuôn mặt lan rộng tại Trung Quốc

Các ứng dụng thương mại điện tử và công cộng bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang trở thành một phần trong cuộc sống tại Trung Quốc. Điều này có thể khiến Trung Quốc trở thành quốc gia đứng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.


Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được áp dụng tại ga tàu tại Trung Quốc.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã được áp dụng tại ga tàu tại Trung Quốc.

Nếu như ai đã từng xem bộ phim viễn tưởng The Matrix (dịch sang tiếng Việt là Ma trận) vẫn còn nhớ cảnh một cảnh sát đứng ở ga xe lửa ở trung tâm thành phố Trịnh Châu dùng kính Google để tìm ra tội phạm trong đám đông hỗn loạn bằng phần mềm nhận dạng khuôn mặt.

Điều này đã trở thành thực tại, chứ không còn là tương lai nữa. Mới đây, cảnh sát Trung Quốc đã được trang bị kính có gắn phần mềm nhận dạng tội phạm qua gương mặt. Đây là làn sóng đầu tiên của việc gắn kính thông minh cho các cảnh sát Trung Quốc. Nó đặc biệt hữu ích trong mùa cao điểm của cuộc di dân khổng lồ ở Trung Quốc mỗi dịp nghỉ tết.

Giờ đây, các nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt vào các mục đích an ninh để phát hiện các tội phạm tình nghi. Các công ty công nghệ và các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc cũng đã áp dụng công nghệ này trong bán lẻ, du lịch và ngành ngân hàng.


Giáo viên Trung Quốc dùng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra thông tin của học sinh tại kỳ thi vào đại học.

Giáo viên Trung Quốc dùng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra thông tin của học sinh tại kỳ thi vào đại học.

Chẳng hạn, tập đoàn dịch vụ tài chính Ant đã sử dụng ứng dụng "cười trả tiền" để thanh toán khi mua đồ ăn nhanh tại các chuỗi của hàng KFC. Nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc là Baidu đang có kế hoạch áp dụng công nghệ này đối với thẻ lên máy bay tại các sân bay lớn tại Bắc Kinh.

Tại nhà ga cao tốc tại Trụng Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, cảnh sát có thể quét nhận dạng của các hành khách và phát hiện ra những tội phạm tình nghi trong vòng 2-3 phút trong khoảng cách 5m bằng kính thông minh. Chiếc kính này có kết nối với một thiết bị mà mỗi cảnh sát có thể mang theo người và được kết nối với hệ thống dữ liệu của cảnh sát.

Một cảnh sát nhà ga Trịnh Châu cho biết, việc áp dụng kính thông minh trong việc phát hiện tội phạm là một bước đột phá lớn. Chỉ cần cảnh sát nghi ngờ một ai đó,họ có thể dùng kính thông minh để chụp ảnh, rồi hệ thống này sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu ủa cảnh sát và cho kết quả trong hai đến ba phút với độ chính xác đến 90%.


Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được áp dụng khi mua đồ ăn nhanh tại chuỗi của hàng KFC tại Trung Quốc.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt được áp dụng khi mua đồ ăn nhanh tại chuỗi của hàng KFC tại Trung Quốc.

Mặc dù nhiều người dân Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại về việc bảo vệ quyền riêng tư, nhưng việc áp dụng rộng rãi công nghệ nhận dạng bằng khuôn mặt vẫn ngày càng lan rộng tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong khi người ta vẫn chưa rõ liệu công nghệ này sẽ mở rộng tới các hoạt động thương mại khác hay không, nhưng xu hướng phát triển hiện nay cho thấy, nhu cầu về việc sử dụng công nghệ này sẽ tăng dần theo thời gian.

Công ty khởi nghiệp Trung Quốc Xiaozhu, câu trả lời của Trung Quốc đối với ứng dụng đặt phòng khách sạn qua mạng Airbnb, sẽ áp dụng công nghệ này đối với khóa thông mình nhằm nhận dạng mặt của người thuê phòng trong mùa cao điểm du lịch Tết nguyên đán này.

Theo các chuyên gia công nghệ, với mục tiêu phủ sóng 5G khắp Trung Quốc vào năm 2020, nhu cầu sử dụng ứng dụng nhận dạng bằng khuôn mặt sẽ tăng mạnh trong các dịch vụ tài chính, truyền thông xã hội và chăm sóc y tế.

Theo Hà Thu

Tiền phong

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm