Con đường tơ lụa hay tư lợi trên biển Đông
Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển Đông không nằm ngoài chiến thuật ba hướng của Trung Quốc.
Sáng kiến Trung Quốc về con đường tơ lụa trên biển
Tháng 10/2013, trong chuyến thăm chính thức Malaysia và Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến phục hồi cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển" .
Sáng kiến này nhằm ba mục đích: 1) hỗ trợ mạng lưới sản xuất chung của khu vực, thúc đẩy trao đổi thương mại và nâng cao vai trò của Trung Quốc như một cơ hội đầu tư, nguồn vốn trong mắt các nước ASEAN, 2) mở rộng và liên kết hệ thống các cảng biển, 3) tăng cường vai trò các cộng đồng người Hoa tại nước ngoài và 4) tăng cường độ tin cậy giúp giảm những căng thẳng khu vực về tranh chấp lãnh thổ và những nhạy cảm lịch sử.
Tháng 7/2014, theo các nguồn tin Trung Quốc, tỉnh Hải Nam đang cố gắng đăng ký “Con đường tơ lụa hàng hải” lên UNESCO, và có kế hoạch khai quật các các con tàu bị đắm tại “địa điểm khảo cổ” xung quanh các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trong 2 năm tới.
Trung Quốc cũng cho biết, từ năm 1990, họ đã triển khai dự án này, xác định 136 địa điểm khảo cổ trong Biển Đông. Theo Tân Hoa xã, đã có 9 thành phố tham gia vào sáng kiến này so với năm 2002 khi Quảng Châu đề xướng.
Việc phục hồi con đường tơ lụa trên biển cũng nên được nhìn nhận trong tổng thể chiến lược tiến ra Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngay sau khi kết thúc phân chia đàm phán Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam năm 2000, phía Trung Quốc đã kêu gọi thành lập vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ một bộ phận của chương trình hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai".
Phạm vi của vành đai này gồm ba thành phố cấp địa khu của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc gồm: Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng; một thành phố cấp địa khu của tỉnh Quảng Đông là Trạm Giang; tỉnh đảo Hải Nam; và 10 tỉnh, thành Việt Nam gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Nội dung hợp tác bao gồm thương mại, đầu tư, khai thác kinh tế biển, du lịch và bảo vệ môi trường biển.
Tháng 7/2006, tại diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ tổ chức tại Nam Ninh, bí thư khu uỷ Quảng Tây Lưu Kỳ Bảo đưa ra Ý tưởng chiến lược về hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng. Đây là ý tưởng thiết lập hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN.
Theo các chuyên gia Trung Quốc ý tưởng này có lợi cho việc mở rộng không gian phát triển kinh tế và thị trường trong khu vực, tạo ra những điểm kinh tế mới, có lợi cho phát huy sức mạnh, sức cạnh tranh tổng thể của toàn khu vực.
Hợp tác sẽ tạo điều kiện để ổn định hơn khu vực Biển Đông - tuyến vận tải quan trọng đối với nhiều nước và làm c ho quan hệ Trung Quốc - ASEAN thêm gắn bó khăng khít trên tinh thần “cùng bù ưu thế, cùng hưởng lợi ích, cùng nhau phát triển” trên cả lục địa và trên biển.
Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng bao gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Tháng 1/2014, Hội nghị Quan chức cấp cao về hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã thảo luận và xem xét "Khung chiến lược Lộ trình Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng". Ông Tưởng Chính Hoa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc cho rằng: "Sâu sắc và nâng cấp hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng là đòi hỏi bức xúc trong nâng cấp phiên bản Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, cũng là ý nghĩa của việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Sâu xa, ý tưởng con đường tơ lụa trên biển này không chỉ dừng lại ở việc đăng ký di sản thế giới mà nhằm tạo một vành đai kinh tế tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương đối phó lại với sáng kiến Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP (không có Trung Quốc) và chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ, góp phần tăng thêm sức mạnh của Trung Quốc, tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Ý tưởng này cũng nhằm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông, củng cố yêu sách phi lý đường lưỡi bò. Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh một loạt các sự kiện gần đây trên Biển Đông đã làm cho các nước trong khu vực nghi ngại nhiều hơn là ủng hộ.
Các nước đều cảnh giác trước những hành động của Trung Quốc, như tuyên bố Biển Đông với đường lưỡi bò là thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tháng 3/2010, thành lập thành phố Tam Sa ngày 24/7/2012 mà ranh giới bao trùm các quần đảo và bãi ngầm ở Biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough, cắt cáp tàu Bình Minh, tàu Vi King năm 2011, 2012, xâm chiếm Scarborough tranh chấp với Philippin tháng 4/2012, gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Miền Trung Việt Nam tháng 6/2012, in đường lưỡi bò trong Hộ chiếu điện tử 12/2012, các luật, quy định về cấm đánh bắt cá, về kiểm soát tàu thuyền nước ngoài của tỉnh Hải Nam, thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu bình thường ở vùng biển quản lý (biển Đông) của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA, tuyên bố lập vùng cảnh báo bão, hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014, xuất bản bản đổ khổ đứng 6/2014.
Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển Đông không nằm ngoài chiến thuật ba hướng của Trung Quốc: 1) pháp điển hóa đường lưỡi bò trong các văn bản quốc gia và tranh thủ đăng ký tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế; 2) triển khai các hoạt động quấy phá, thăm dò dọc theo đường lưỡi bò để áp đặt quyền sở hữu và quản lý toàn Biển Đông; 3) tuyên truyền phản ứng mạnh mẽ các phát biểu phê phán và kiên trì thử thách sự chịu đựng của cộng đồng quốc tế.
UNESO và bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước
Công ước bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên thế giới năm 1972, lời nói đầu chỉ rõ UNESCO có tôn chỉ mục đích đưa ra các khuyến nghị và quyết định quốc tế đối với các tài sản văn hoá và thiên nhiên, chứng minh tầm quan trọng, đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, của việc bảo tồn các tài sản độc nhất và không thể thay thế được, mặc dù chúng thuộc về dân tộc nào.
Theo điều 1 Công ước Di sản văn hoá là:
Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Tuy nhiên Công ước cũng quy định rõ tại khoản 3, 6 điều 11: “Việc ghi một tài sản vào danh sách di sản thế giới chỉ có thể làm với sự đồng ý của quốc gia hữu quan. Việc ghi một tài sản nằm trên lãnh thổ đang còn là mục tiêu tranh chấp chủ quyền hoặc còn là mục tiêu chế định pháp luật của nhiều quốc gia; không hề là việc công nhận quyền lợi của các bên trong sự tranh chấp.
(Còn nữa)
Tháng 10/2013, trong chuyến thăm chính thức Malaysia và Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến phục hồi cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển" .
Sáng kiến này nhằm ba mục đích: 1) hỗ trợ mạng lưới sản xuất chung của khu vực, thúc đẩy trao đổi thương mại và nâng cao vai trò của Trung Quốc như một cơ hội đầu tư, nguồn vốn trong mắt các nước ASEAN, 2) mở rộng và liên kết hệ thống các cảng biển, 3) tăng cường vai trò các cộng đồng người Hoa tại nước ngoài và 4) tăng cường độ tin cậy giúp giảm những căng thẳng khu vực về tranh chấp lãnh thổ và những nhạy cảm lịch sử.
Việc phục hồi con đường tơ lụa cũng nằm trong chiến dịch của TQ. Ảnh: Hoàng Sang
Tháng 7/2014, theo các nguồn tin Trung Quốc, tỉnh Hải Nam đang cố gắng đăng ký “Con đường tơ lụa hàng hải” lên UNESCO, và có kế hoạch khai quật các các con tàu bị đắm tại “địa điểm khảo cổ” xung quanh các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trong 2 năm tới.
Trung Quốc cũng cho biết, từ năm 1990, họ đã triển khai dự án này, xác định 136 địa điểm khảo cổ trong Biển Đông. Theo Tân Hoa xã, đã có 9 thành phố tham gia vào sáng kiến này so với năm 2002 khi Quảng Châu đề xướng.
Việc phục hồi con đường tơ lụa trên biển cũng nên được nhìn nhận trong tổng thể chiến lược tiến ra Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngay sau khi kết thúc phân chia đàm phán Vịnh Bắc Bộ với Việt Nam năm 2000, phía Trung Quốc đã kêu gọi thành lập vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ một bộ phận của chương trình hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai".
Phạm vi của vành đai này gồm ba thành phố cấp địa khu của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc gồm: Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành Cảng; một thành phố cấp địa khu của tỉnh Quảng Đông là Trạm Giang; tỉnh đảo Hải Nam; và 10 tỉnh, thành Việt Nam gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Nội dung hợp tác bao gồm thương mại, đầu tư, khai thác kinh tế biển, du lịch và bảo vệ môi trường biển.
Tháng 7/2006, tại diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ tổ chức tại Nam Ninh, bí thư khu uỷ Quảng Tây Lưu Kỳ Bảo đưa ra Ý tưởng chiến lược về hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng. Đây là ý tưởng thiết lập hợp tác trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN.
Theo các chuyên gia Trung Quốc ý tưởng này có lợi cho việc mở rộng không gian phát triển kinh tế và thị trường trong khu vực, tạo ra những điểm kinh tế mới, có lợi cho phát huy sức mạnh, sức cạnh tranh tổng thể của toàn khu vực.
Hợp tác sẽ tạo điều kiện để ổn định hơn khu vực Biển Đông - tuyến vận tải quan trọng đối với nhiều nước và làm c ho quan hệ Trung Quốc - ASEAN thêm gắn bó khăng khít trên tinh thần “cùng bù ưu thế, cùng hưởng lợi ích, cùng nhau phát triển” trên cả lục địa và trên biển.
Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng bao gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei.
Tháng 1/2014, Hội nghị Quan chức cấp cao về hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã thảo luận và xem xét "Khung chiến lược Lộ trình Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng". Ông Tưởng Chính Hoa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc cho rằng: "Sâu sắc và nâng cấp hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng là đòi hỏi bức xúc trong nâng cấp phiên bản Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, cũng là ý nghĩa của việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Sâu xa, ý tưởng con đường tơ lụa trên biển này không chỉ dừng lại ở việc đăng ký di sản thế giới mà nhằm tạo một vành đai kinh tế tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương đối phó lại với sáng kiến Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP (không có Trung Quốc) và chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ, góp phần tăng thêm sức mạnh của Trung Quốc, tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Ý tưởng này cũng nhằm củng cố sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông, củng cố yêu sách phi lý đường lưỡi bò. Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh một loạt các sự kiện gần đây trên Biển Đông đã làm cho các nước trong khu vực nghi ngại nhiều hơn là ủng hộ.
Các nước đều cảnh giác trước những hành động của Trung Quốc, như tuyên bố Biển Đông với đường lưỡi bò là thành lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tháng 3/2010, thành lập thành phố Tam Sa ngày 24/7/2012 mà ranh giới bao trùm các quần đảo và bãi ngầm ở Biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough, cắt cáp tàu Bình Minh, tàu Vi King năm 2011, 2012, xâm chiếm Scarborough tranh chấp với Philippin tháng 4/2012, gọi thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Miền Trung Việt Nam tháng 6/2012, in đường lưỡi bò trong Hộ chiếu điện tử 12/2012, các luật, quy định về cấm đánh bắt cá, về kiểm soát tàu thuyền nước ngoài của tỉnh Hải Nam, thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu bình thường ở vùng biển quản lý (biển Đông) của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc PLA, tuyên bố lập vùng cảnh báo bão, hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014, xuất bản bản đổ khổ đứng 6/2014.
Sáng kiến con đường tơ lụa trên biển Đông không nằm ngoài chiến thuật ba hướng của Trung Quốc: 1) pháp điển hóa đường lưỡi bò trong các văn bản quốc gia và tranh thủ đăng ký tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế; 2) triển khai các hoạt động quấy phá, thăm dò dọc theo đường lưỡi bò để áp đặt quyền sở hữu và quản lý toàn Biển Đông; 3) tuyên truyền phản ứng mạnh mẽ các phát biểu phê phán và kiên trì thử thách sự chịu đựng của cộng đồng quốc tế.
UNESO và bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước
Công ước bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên thế giới năm 1972, lời nói đầu chỉ rõ UNESCO có tôn chỉ mục đích đưa ra các khuyến nghị và quyết định quốc tế đối với các tài sản văn hoá và thiên nhiên, chứng minh tầm quan trọng, đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, của việc bảo tồn các tài sản độc nhất và không thể thay thế được, mặc dù chúng thuộc về dân tộc nào.
Theo điều 1 Công ước Di sản văn hoá là:
Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Tuy nhiên Công ước cũng quy định rõ tại khoản 3, 6 điều 11: “Việc ghi một tài sản vào danh sách di sản thế giới chỉ có thể làm với sự đồng ý của quốc gia hữu quan. Việc ghi một tài sản nằm trên lãnh thổ đang còn là mục tiêu tranh chấp chủ quyền hoặc còn là mục tiêu chế định pháp luật của nhiều quốc gia; không hề là việc công nhận quyền lợi của các bên trong sự tranh chấp.
(Còn nữa)
Theo Nguyễn Hồng Thao
Tuần Việt Nam
Tuần Việt Nam