1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyện ít biết về cuộc sống của các thủy thủ tàu ngầm Hàn Quốc

(Dân trí) - Cuộc sống trên tàu ngầm có thể rất khắc nghiệt. Các nhiệm vụ rất nặng nề, trong khi không gian sống chật hẹp và do đó sức khỏe của các thủy thủ có thể bị ảnh hưởng.

Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm.

Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm.

Đại tá Hyun Chang-hoon từng có một hàm rằng khỏe trước khi gia nhập hạm đội tàu ngầm hơn 20 năm trước. Nhưng giờ đây, người đàn ông 47 tuổi này đã mắc bệnh răng miệng, một vấn đề sức khỏe mà các thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu thường mắc phải do mức CO2 bên trong tàu ngầm nhiều hơn bình thường.

"Hãy tưởng tượng rằng một hàm răng nhân tạo được đặt trong một bình nước Coca-Cola, vốn chứa CO2. Hàm răng sẽ bị bào mòn chỉ trong 2 ngày sau đó", ông Hyun nói. "Hàm răng xấu của tôi là một ví dụ về cuộc sống dưới biển sâu, nơi không có ánh sáng".

Đại Hyun, thuyền trưởng một tàu ngầm 1.800 tấn được đặt theo tên nghĩa sĩ Hàn Quốc Ahn Jung-geun (1877-1910), người đấu tranh vì độc lập dân tộc, đã tiết lộ về cuộc sống khắc nghiệt của các binh sĩ trong chuyến thăm của phóng viên hãng tin Yonhap tới căn cứ của đội tàu ngầm số 9 tại thành phố cảng Jinhae, miền đông nam đất nước.

Vệ sinh răng miệng kém chỉ là một trong những khó khăn mà thủy thủ đoàn phải đối mặt khi sống trong không gian chật hẹp trong những thời gian dài.

"Khi tôi trở về nhà sau các sứ mệnh kéo dài nhiều tháng, tôi đã tới phòng tắm hơi công cộng để trút bỏ các mùi trên cơ thể nhưng vẫn không hết", một phó đô đốc từng phục vụ trong đội tàu ngầm số 9 gần 30 năm, cho hay.

Do không gian chật hẹp, không phụ nữ nào được phép sống tại đơn vị kể từ khi nó được thành lập vào những năm 1990.

Hải quân Hàn Quốc gần đây đã mở cửa tàu ngầm Loại 214, chiếc thứ 3 loại này được đưa vào sử dụng để từ năm 2010, để công chúng có dịp hiếm hoi nhằm chiêm ngưỡng con tàu, từ hệ thống vũ khí, máy móc, các không gian hạn chế và cuộc sống trên tàu.

Việc đảm bảo bí mật và giảm tiếng ổn là rất quan trọng đối với các thủy thủ tàu ngầm để họ không bị thiết bị định vị dưới nước của các tàu ngầm khác phát hiện. Một cách để họ có thể giảm tiếng ồn là đi giày đế mềm.

Hàn Quốc hiện đang vận hành trên 10 tàu ngầm, trong đó có các tàu Loại 209 và Loại 214.

Hải quân Hàn Quốc đang có kế hoạch đóng mới các tàu ngầm tấn công công loại 3.000 tấn sau năm 2020, với các hệ thống radar và vũ khí tiên tiến hơn so với các tàu trước đó. Tổng cộng 9 tàu ngầm 3.000 tấn dự kiến sẽ được chế tạo với công nghệ nội địa. Đến năm 2020, hải quân Hàn Quốc sẽ vận hành trên 20 tàu ngầm.

Trong bối cảnh đội tàu ngầm số 9 sẽ nhận thêm các tàu mới trong những năm tới, nó sẽ trở thành sở chỉ huy tàu ngầm của Hàn Quốc vào năm 2015.

Kế hoạch mua sắm phản ánh cuộc đua ngầm ngày càng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3/2010. Tổng cộng 46 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên là thủ phạm của vụ việc.

Giới chức hải quân đã nhấn mạnh tới sự cần thiết nhằm đẩy mạnh các khả năng tàu ngầm, cho rằng những căng thẳng hải quân ngày càng gia tăng quanh bán đảo Triều Tiên có thể biến thành một cuộc xung đột.

Sự hiện diện hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc và sự tăng cường quân sự của Nhật Bản nhằm đối phó với Bắc Kinh cũng cho thấy sự cần thiết nhằm tăng cường các khả năng tác chiến chống tàu ngầm.

"Chúng tôi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc do thám các hành động khiêu khích hải quân của Triều Tiên và bảo vệ lợi ích quốc gia ở biển sâu", Đại tá Huyn nói.

Khó thu hút nhân tài

Nhưng thách thức lớn nhất đối với tham vọng đó là việc thu hút và giữ được các thủy thủ giàu kinh nghiệm, vì ngày càng có ít học viên nộp đơn vào đơn vị tàu ngầm trong những năm gần đây sau khi hệ thống tuyển người thay đổi.

Khi đội tàu ngầm số 9 được thành lập hơn 2 thập niên trước, các học viên hàng đầu đã được chọn cho chương trình tàu ngầm và gia nhập cùng các sĩ quan của đội tàu ngầm để vận hành các vũ khí hải quân chiến lược đề phòng Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng vận hành một hạm đội tàu ngầm lớn kể từ những năm 1960.

Tuy nhiên, sau khi hệ thống tuyển người bị chỉ trích là tước đi của các học viên cơ hội để lựa chọn các đơn vị khác, hải quân Hàn Quốc giờ đây nhận đơn của các tình nguyện viên muốn trở thành các thủy thủ tàu ngầm. Các quan chức cho hay họ gặp khó khăn trong việc thu hút các sĩ quan và các học viên để tham gia đội tàu ngầm.

Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, hải quân Hàn Quốc giờ đây đang tìm cách tăng lương cho các thủy thủ nhưng việc nhận thêm ngân sách từ chính phủ không phải là điều dễ dàng, một đại tá hải quân phụ trách đơn vị huấn luyện tàu ngầm cho biết.

"Chúng ta cần các thủy thủ với niềm đam mê và sự hiểu biết sâu rộng, vì các tàu ngầm dự kiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hàng hải", ông Huyn nói.

An Bình
Theo Yonhap