1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chuyện đàn ông Nhật tỏ lời yêu từ luống bắp cải (phần 2)

(Dân trí) - Năm 2006, JAO quyết định lấy ngày 31/1 là “Ngày vợ yêu”, ngày người đàn ông sẽ nói cho vợ biết anh ta yêu và trân trọng vợ như thế nào vì những gì vợ đã làm cho anh ta và gia đình mỗi ngày.

31/1: “Ngày vợ yêu”

 

Sở dĩ ngày 31/1 được lấy làm “ngày vợ yêu” là bởi ngày đó được đọc là 1-3-1 trong tiếng Nhật, phát âm là “aisai”, nghĩ là “vợ yêu”. Nó thay thế cho ngày Valentine, ngày phụ nữ thường mua sô cô la cho đàn ông. Còn đàn ông có cơ hội “đền đáp” vào Ngày Trắng, ngày cách ngày Valentine đúng một tháng. Tuy nhiên, truyền thống này hiện ít phổ biến.

 

JAO khuyến khích các ông chồng tuân theo năm nguyên tắc vàng trong Ngày vợ yêu, trong đó có về nhà sớm (trước 8h tối), gọi vợ bằng tên thay vì cách gọi truyền thống “mẹ nó”, và nhìn vào mắt vợ.

 

Vào ngày 31/1 năm nay, JAO và Công ti hoa Hibiya Kadan đã đồng tổ chức một sự kiện có tên gọi “Hãy hét lên tình yêu từ giữa công viên Yibiya”, một công viên lớn ở Tokyo.

 

Động lực từ cuộc hôn nhân của chính mình

 

Trước khi sáng lập ra JAO, Yamana là một người đàn ông trung niên nghiện làm việc điển hình. Ông ít bày tỏ suy nghĩ của mình với gia đình. Nhiều người làm công ăn lương ở Nhật cũng phải sống dưới áp lực đặt công ti của họ lên hàng đầu, phải thể hiện lòng trung thành với công ti bằng cách làm thêm giờ.

 

Sau 8 năm kết hôn, năm 2002, Yamana quyết định sẽ ly hôn. Khi về nhà để báo “tin dữ” này cho vợ, ông bị sốc khi thấy vợ và con ông đã bỏ nhà đi trước rồi.

 

Sau đó một năm, Yamana tình cờ gặp lại một người quen cũ, Kimiko, giờ là vợ ông. Tính đến nay, cuộc hôn nhân của họ đã được 6 tuổi. Trong cuộc hôn nhân này, Yamana nhận ra ông thấy rất hạnh phúc và sẵn sàng dành nhiều thời gian ở nhà hơn.

 

Một trong những mục đích của JAO là để người đàn ông thưởng thức niềm vui trong hôn nhân, Yamana cho biết. Và điều này cần sự thay đổi trong thái độ của họ đối với công việc. “Đàn ông Nhật đặt một vị trí cao cho công ti hay tổ chức mà họ đang làm việc”, Yamana giải thích. Điều này cũng khiến những người phụ nữ đang muốn lấy chồng cảm thấy lo ngại. “Nếu họ vứt bỏ được cái văn hóa đó, hầu hết mọi người có thể trở thành những người chồng tận tụy”.

 

Nhà nghiên cứu xã hội học Tsutsumi lại cho rằng bình đẳng về kinh tế giữa hai giới cũng sẽ làm cho người chồng tôn trọng người vợ hơn. “Sẽ tốt hơn nếu có một xã hội mà ở đó những người vợ chỉ làm nội trợ không còn cần đến nữa. “Điều quan trọng là phải có sự bình đẳng về kinh tế”, hơn là khuyến kích có những người chồng tận tụy.

 

Tuy nhiên, Yamana có những mục tiêu xã hội riêng trong đầu: “Những người chồng quan tâm đến vợ có vẻ như sẽ quan tâm đến những người xung quanh. Nếu có nhiều những người chồng tận tụy hơn trên trái đất này, thế giới sẽ trở nên bình yên hơn”.

 

Chính những cố gắng lớn lao của những người chồng và sự “trải nghiệm” của Yamana, đã khiến nhiều người muốn tiếp tục sự nghiệp của ông. Sau khi đọc một bài báo về cuộc đời của Yamana vào năm 2005, một người đàn ông đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự đã gọi cho ông vào một buổi sáng sớm. “Tôi đang đọc bài báo trong nước mắt và gạch chân những lời nhận xét của anh 5 lần. Anh đã làm cho tôi cuối cùng cũng nhận ra được rằng việc quan tâm đến vợ quan trọng đến mức nào”, người đàn ông đó nói.

 

Theo Yamana, người gọi điện đó bị vợ rời bỏ 4 năm trước. Giờ anh ta đã trở thành một nhân viên tư vấn cho những người khác tránh phải ly hôn.

 

Nguyên Hạ

Theo Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm