1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chống Trung Quốc, Mỹ ủng hộ Nhật Bản tuần tra vùng trời Biển Đông

Một quan chức cấp cao lực lượng Hải quân Mỹ khẳng định, Washington sẵn sàng ủng hộ Nhật Bản nếu nước này mở rộng tuần tra vùng trời quốc tế trên Biển Đông, làm đối trọng với đội tàu ngày càng lớn của Trung Quốc và những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên khu vực này.

Nhật sẽ tuần tra trên vùng trời quốc tế Biển Đông?

Hiện tại, các cuộc tuần tra thường xuyên của máy bay Nhật Bản chỉ mới giới hạn tại phần biển Hoa Đông, nơi Nhật đang tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku với Trung Quốc. Việc mở rộng các chuyến bay giám sát vào vùng trời quốc tế trên Biển Đông chắc chắn sẽ gia tăng thêm căng thẳng của 2 quốc gia này.

Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy của Hạm đội 7 và là quan chức hải quân hàng đầu của Mỹ ở châu Á trả lời phỏng vấn củaReuters: “Tôi nghĩ đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực sẽ xem Nhật Bản ngày càng là một giải pháp ổn định hơn”.

Số tàu của Trung Quốc tại khu vực ngày càng tăng nhanh

 Số tàu của Trung Quốc tại khu vực ngày càng tăng nhanh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện vẫn chưa có bình luận với phát ngôn này.

Bình luận của Thomas đã cho thấy Nhà Trắng đang hết mực ủng hộ một phương diện chủ chốt trong chính sách hiện diện quân sự tích cực tại khu vực của Thủ tướng Shinzo Abe. Điều này quan trọng vì Nhật và Mỹ đang đàm phán về các nguyên tắc an ninh song phương mới, cho phép Nhật có vai trò lớn hơn trong liên minh này, 70 năm sau Chiến tranh thế giới II.
 
Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy của Hạm đội 7
Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy của Hạm đội 7

Thomas nói: “Tôi nghĩ chính sách cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JSDF) hoạt động trong khu vực Biển Đông sẽ trở thành hiện thực trong tương lai”.

Tuyến đường thủy đi qua Biển Đông cung cấp 10% sản lượng đánh bắt cá thế giới và vận chuyển gần 5 ngàn tỷ USD giá trị thương mại, trong đó có phần lớn là đi và đến từ Nhật Bản.

Vùng giám sát hàng không mới?

Thủ tướng Abe đang thúc đẩy bộ luật mới vào cuối năm nay, cho phép quân đội Nhật Bản hoạt động tự do hơn ở ngoài biên giới để mở rộng sự tự vệ, được hiến pháp hòa bình cho phép.

Những thay đổi này trùng hợp với việc triển khai vùng giám sát hàng không mới trên biển Nhật Bản (vùng P-1) rộng chừng 8000km. Vùng này gấp đôi phạm vi trước và có thể cho phép Nhật Bản giám sát sâu hơn vào vùng Biển Đông.

Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy của Hạm đội 7

Liệu Nhật Bản sẽ triển khai tuần tra trên không phận quốc tế tại Biển Đông như Hoa Kỳ đang làm? (ảnh minh họa)

Grant Newsham, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nhật Bản về các Nghiên cứu Chiến lược và là một cựu sỹ quan liên lạc của hải quân Mỹ với quân đội Nhật Bản nói: “Đây là kết quả hợp lý cho những thúc đẩy của Thủ tướng Abe cho một quân đội mạnh mẽ và chủ động hơn. Nó cũng là một chuyển hướng đáng kể trong hoạt động của JSDF”.

Newsham cho rằng đưa máy bay giám sát tới Biển Đông sẽ cho phép Nhật Bản tăng cường thêm quan hệ quân sự với các quốc gia như Philippines, một trong những mục đích của Thủ tướng Abe để đối trọng lại sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ông Thomas cũng mạnh mẽ khẳng định: “Thứ gọi là đường 9 đoạn (của Trung Quốc – NV) không phù hợp với quan hệ và quy ước, những tiêu chuẩn, luật pháp quốc tế. Nó tạo ra một tình trạng căng thẳng không cần thiết ở khu vực”.

Ông cũng nhận xét Nhật Bản có thể hỗ trợ Philippines trang thiết bị và đào tạo: “Điều Philippines cần là tiềm lực. Nhật Bản là người giúp đỡ hoàn hảo dành cho họ, không chỉ về thiết bị mà còn về đào tạo và hoạt động”.

Với “hạt nhân” là hạm đội tàu sân bay George Washington có “cảng nhà” ở Nhật Bản, Hạm đội 7 của Mỹ bao gồm chừng 80 tàu, 140 máy bay, 40.000 thủy thủ, là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất ở Thái Bình Dương.
 
Theo Bích Thảo
Pháp luật TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm