1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Chiến lược 5 điểm giúp Mỹ đối phó với "giấc mộng Trung Hoa" trên Biển Đông

(Dân trí) - Một viện nghiên cứu hàng đầu của Mỹ đã vạch ra chiến lược 5 điểm để đối phó với đe dọa xung đột ngày càng tăng ở khu vực Biển Đông, giúp Washington ngăn chặn âm mưu biến Biển Đông thành "ao nhà" của Bắc Kinh.

Căng thẳng trên Biển Đông (Ảnh:

Căng thẳng trên Biển Đông (Ảnh: The Commentator)

Báo The Commentator đưa tin, American Enterprise Institute (AEI) - viện nghiên cứu hàng đầu và có tầm ảnh hướng lớn tại Mỹ - mới đây đã nhấn mạnh về chiến lược 5 điểm nhằm đối mặt với nguy cơ xung đột ngày càng tăng tại  khu vực Biển Đông.
 
Bản báo cáo do các học giả Dan Blumenthal và Micahael Auslin cùng nghiên cứu viên Michael Mazza viết, nêu rõ rằng để giành được mục tiêu của mình, Mỹ nên thực hiện một chiến lược 5 điểm như sau:

Thể hiện vai trò lãnh đạo về ngoại giao

Các nỗ lực về ngoại giao nên đặt mục tiêu vào việc đạt được hòa giải chính trị bước đầu đối với vấn đề lãnh thổ và việc sử dụng các nguồn tự nhiên ở khu vực Biển Đông. Bước khởi đầu này nên lôi kéo sự tham gia của Bắc Kinh. Trong trường hợp Trung Quốc từ chối tham gia vào một nghị quyết hòa bình thì các bên liên quan vẫn có thể theo đuổi và thực thi một biện pháp giải quyết hòa bình mà không cần Trung Quốc, vì chỉ một mình Bắc Kinh sẽ không có quyền phủ quyết.

Washington cũng nên đồng thời thực hiện một chính sách ngoại giao song phương mạnh mẽ với Bắc Kinh, nhằm ngăn chặn các hoạt động gây mất ổn định và đem tới bàn đàm phán những điều khoản mà Mỹ và các đồng minh trong khu vực có thể chấp nhận được.

 Thực hiện nhân tố sức mạnh cứng

Mỹ nên chuẩn bị bước dự phòng cho các hoạt động an ninh và ngoại giao đa phương có sử dụng sức mạnh quân sự và các biện pháp mang tính bắt buộc.

Lôi kéo hợp tác an ninh đa phương

Washington nên khuyến khích các nước trong khu vực tham gia vào các hoạt động hợp tác an ninh trong khu vực. Việc tham gia hoạt động tuần tra biển do Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á chủ trì có thể là quan trọng nhất trong các hoạt động này và có thể đảm bảo rằng không quốc gia nào phải đối mặt với sự dọa dẫm hoặc đe dọa bị cô lập. Nhật, Ấn Độ và Úc nên được mời tham dự vào các hoạt động này.

 Nhận thức được thách thức toàn cầu

Cũng như các khu vực khác, khi một quốc gia cố gắng thay đổi một cách thô bạo hiện trạng lãnh thổ đã tồn tại từ lâu có thể được coi là sự thách thức trực tiếp đối với trật tự thế giới. 

Bên cạnh chính sách ngoại giao được hỗ trợ bởi sức mạnh tổng hợp, Washington sẽ phải đối mặt với những tranh cãi của Bắc Kinh để bảo vệ các hành động của Trung Quốc nhằm giành được chiến thắng tại tòa án công luận quốc tế. Trong trường hợp này, Mỹ nên tranh thủ các đồng minh tại NATO.

Luôn ghi nhớ những ưu tiên của chính mình

Mỹ nên đặt mục tiêu theo đuổi một hướng giải quyết mang tính hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ trên biển, thay vì các hành động "bắt nạt" như Trung Quốc đã làm. Và biện pháp này phải phù hợp với các lợi ích sống còn của Washington trên biển. 

Đặc biệt, Mỹ cần xác định rõ ràng rằng: những vùng biển tranh chấp này tồn tại dưới hình thức như một phần tài sản chung của khu vực còn hơn là trở thành “ao nhà” của Trung Quốc. 

Uyên Châu
Theo The Commentator

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm