1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cái chết của ngư dân Đài Loan và cuộc tranh giành quyền lực tại Đông Á

(Dân trí) - Một cuộc tranh giành quyền lực quốc tế đang hình thành phía sau hậu trường cuộc tranh cãi giữa Đài Loan và Philippines xung quanh vụ việc một ngư dân Đài Loan bị lực lượng tuần duyên Philippines bắn chết hôm 9/5. <br><a href='http://dantri.com.vn/event-2231/Philippines-ban-chet-ngu-dan-Dai-Loan.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan</b></a>

Các tàu Đài Loan tập trận gần Philippines ngày 16/5.

Các tàu Đài Loan tập trận gần Philippines ngày 16/5.

 
Vụ việc đã đẩy quan hệ giữa Đài Loan và Philippines tới ngưỡng nguy hiểm sau khi Manila không đáp ứng các yêu cầu của Đài Bắc, dẫn tới việc Đài Bắc đưa ra các biện pháp trừng phạt làm tổn hại tới sự hợp tác giữa hai bên.

Cả Đài Loan và Philippines từ lâu vốn là các đồng minh của Mỹ. Nhưng sự phẫn nộ của Đài Bắc về vụ sát hại ngư dân có thể đẩy hòn đảo này xích lại gần Trung Quốc, khi Bắc Kinh sẵn sàng ủng hộ Đài Loan.

Liệu Bắc Kinh hay Washington sẽ giúp giải quyết cuộc tranh cãi này sẽ là một bước ngoặt mang lại sự thay đổi trong cán cân chiến lược ở Đông Á.

Quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ đã có từ thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1979 nhưng ý nghĩ rằng Đài Loan là một phần trong sự triển khai chiến lược chống lại Trung Quốc đại lục giờ đây vẫn còn.

Đài Loan có lý do để thân với Mỹ, khi vào năm 1996, Mỹ tiến hành một cuộc phô diễn sức mạnh hải quân lớn để đối phó với các vụ thử tên lửa của Trung Quốc nhằm de đọa Đài Loan trước cuộc bầu cử dân chủ đầy đủ đầu tiên trên hòn đảo này.

Thậm chí sau khi quan hệ xuyên eo biển Đài Loan bước vào một giai đoạn bớt căng thẳng mới từ năm 2008, chính quyền của ông Mã Anh Cửu vẫn tiếp tục chính sách "thân với Mỹ, làm bạn với Nhật và hòa hảo với Trung Quốc". Đài Loan tiếp tục mua vũ khí của Mỹ và đã bày tỏ nguyện vọng tham gia Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ đứng đầu.
 
Xét về khía cạnh quan hệ thương mại với Mỹ, Đài Loan đã duy trì thặng dư thương mại mỗi năm khoảng 10 tỷ USD kể từ năm 1998. Trong khi đó, thương mại của Đài Loan với Trung Quốc lên tới 168,96 tỷ USD vào năm 2012, và Đài Loan đạt thặng dư thương mại 95,4 tỷ USD.
 
Về lĩnh vực chiến lược quốc phòng, Mỹ vẫn là đồng minh của Đài Loan, trong khi Trung Quốc vẫn duy trì và thậm chí còn gia tăng việc trển khai các tên lửa ở ven biển nhắm vào hòn đảo như một lời cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu Đài Loan tuyên bố độc lập chính thức.

Trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, ông Mã Anh Cửu đã bác bỏ viễn cảnh thành lập một mặt trận thống nhất với Trung Quốc để chống lại sự kiểm soát của Nhật Bản với quần đảo, vốn được bảo vệ bởi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Thay vào đó, Đài Loan đã đạt được một thỏa thuận đánh bắt với Nhật Bản.

Cuộc tranh cãi gần đây giữa Đài Loan và Philippines đã chứng kiến việc Mỹ từ chối lên án các hành động của giới chức Philippines cho tới khi một cuộc điều tra về vụ việc được hoàn tất. Trong khi đó, Bắc Kinh nhanh chóng lên án vụ giết người. Trung Quốc là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc tranh cãi và đang lợi dụng một vấn đề nhạy cảm tại Đài Loan.

Trong vài năm qua, đã có các cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu mối quan hệ xuyên eo biển ấm lên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ Mỹ-Trung-Đài.

Nếu Trung Quốc sẵn sàng giảm bớt mối đe dọa quân sự chống lại Đài Loan, hòn đảo này không còn cần thiết phải mua vũ khí từ Mỹ. Ngay cả đảng Tiến bộ dân chủ tại Đài Loan ủng hộ độc lập khỏi đại lục cũng cổ vũ phong trào chống Philippines, hãy chờ xem cái chết của ngư dân sẽ đẩy Đài Loan tiến lại gần Trung Quốc và rời xa Mỹ như thế nào.

An Bình