1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bí mật thú vị về tên gọi của các tên lửa Nga

Theo truyền thống của ngành chế tạo tên lửa Nga, tên đặt cho các mẫu vũ khí được tạo ra, và một số tên của tên lửa, thường không liên quan đến hình dáng và mục đích của chúng. Vấn đề nằm ở đâu?

Bí mật thú vị về tên gọi của các tên lửa Nga - 1

Hệ thống tên lửa bắn loạt hạng nặng TOS-1A Solntsepek (Ảnh: Rossaprimavera.ru).

Chọn tên

Trong bài phát biểu gần đây trước Quốc hội Liên bang, Tổng thống Nga Putin đã mời mọi người giúp Bộ Quốc phòng và đưa ra tên cho một số hệ thống vũ khí mới nhất đang được thử nghiệm. Đó là ba loại vũ khí chiến lược đang được phát triển - tên lửa tầm xa toàn cầu với động cơ dùng năng lượng hạt nhân, phương tiện không người lái dưới nước và tổ hợp laser chiến đấu. Các đề xuất, theo nguyên thủ quốc gia, có thể được công bố trên trang web của Bộ Quốc phòng.

Có đề xuất cho rằng vũ khí mới nhất của Nga có thể mang tên của những anh hùng trong cuộc chiến ở Donbass, ví dụ, "Givi" (tên gọi chỉ huy huyền thoại của tiểu đoàn "Somalia"). Người khác đề xuất đặt tên cho vũ khí theo tên các anh hùng trong truyện cổ tích của trẻ em, hay hệ thống laser chiến đấu là "Iskorka" ("Искорка"), hệ thống tên lửa siêu thanh - "Tsokotukha" ("Цокотуxа"), và thiết bị không người lái dưới nước - "Zolotaia rybka" ("Золотая рыбка") …

Để không suy đoán

Mật danh vũ khí không phải lúc nào cũng phản ánh các chi tiết cụ thể của vũ khí được tạo ra. Các điều kiện tiên quyết đối với mật danh là độ độc đáo, thuận tiện trong việc truyền tải giọng nói (điều này rất quan trọng trong điều kiện giao tiếp kém) và dễ ghi nhớ. Do đó, hoàn toàn không cần thiết phải suy luận logic trong mật danh, mặc dù việc kết hợp đôi khi cũng được áp dụng.

Nói về điều này, Thượng tướng Viktor Yesin lưu ý, công chúng đang cố gắn những cái tên như "Topol" hoặc "Yars" với một cái gì đó, trong khi đây chỉ là tên của các dự án thiết kế thử nghiệm (ROC). Mật danh cần thiết chủ yếu là để che giấu ý nghĩa của vũ khí, còn tên nhà máy hay tổ hợp công nghiệp-quân sự không đảm bảo được điều đó. Tất cả các dự án nghiên cứu phát triển được thực hiện được tập hợp trong một sổ đăng ký duy nhất và mỗi lần máy chọn ngẫu nhiên một tên.

Thường thì tên của một loại vũ khí được cung cấp thêm một chữ cái biểu thị phiên bản của nó, ví dụ: "E". Trong trường hợp của hệ thống tên lửa Iskander-E, chữ cái cuối cùng có nghĩa là phiên bản này được xuất khẩu, trong khi đối với Topol-E thì đúng là đây là một tên lửa thử nghiệm. Chữ "K" trong "Iskander-K" lại có nghĩa rằng đó là một tên lửa có cánh/hành trình (Kрылатая ракета).

"Shkval"

Nhiều tên lửa Nga có tính liên kết, như trường hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật R-11 "Shkval" ("Шквал") gắn đầu đạn hạt nhân, có định danh NATO là SS-1c Scud A. Có lẽ đặt tên như vậy, các chuyên gia Mỹ đã cho rằng, các căn cứ của tổ hợp R-11, có thể được triển khai không chỉ trên đất liền mà còn trên biển. Ngoài ra, khá phổ biến, tên lửa R-11 có biệt danh "dầu hỏa" ("керосин"), vì nó sử dụng các thành phần nhiên liệu có nhiệt độ sôi cao - dầu hỏa và axit nitric.

"Malyutka"

Tên gọi vô bổ, vô hại "Malyutka" ("Малютка") được đặt cho loại tên lửa chống tăng có dẫn đường 9K11 với chiều dài chỉ 86 cm và khối lượng 10,9 kg, được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Kolomna vào năm 1960. Tên lửa có thể bắn trúng cả mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước ở khoảng cách lên tới 3 km.

"Topol"

Hệ thống tên lửa chiến lược RT-2PM2 "Topol-M" ("Тополь") không có tên Mỹ (định danh NATO - SS-27 Sickle B, từ tiếng Anh - "lưỡi liềm"). Theo định danh NATO, quỹ đạo của tên lửa đạn đạo này thực sự có hình lưỡi liềm. Nhưng cái tên "Topol", theo một số chuyên gia, gắn liền với kích thước của tên lửa - đường kính 1,81 m, cao 22,7 m, khả năng bay thẳng đứng, gắn liền với những cây dương hình chóp mọc ở các vùng phía nam Nga. Chữ "M" cho thấy, phiên bản tên lửa này được phóng không phải từ silo, mà là từ một thiết bị di động (мобильнaя установкa).

"Voevoda"

Người ta đoán già đoán non về tên gọi của tổ hợp tên lửa chiến lược R-36M2 "Voevoda" ("Воевода"), định danh NATO SS-18 Mod.1,2,3 Satan ("Сатана"). Trong thực tế, Voevod là tên gọi chung cho các chỉ huy quân sự và đại diện quyền lực nhà nước ở Nga. Đến giữa những năm 1970, đầu 1980, Voevoda thực sự là phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân mạnh nhất, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách trên 11.000 km. "Satan" mang theo một khối nổ hạt nhân công suất bằng 400 quả bom thả Mỹ thả xuống Hiroshima.

Cái tên "Voevoda" như tượng trưng cho nỗi kinh hoàng của thứ vũ khí khủng khiếp này, và là một cái gì đó đáng để sợ hãi. "Voevoda" hiện đại hóa có thể "trút" hàng chục đầu đạn có khả năng cơ động cao và hầu như bất khả xâm phạm vào các mục tiêu chiến lược của kẻ thù. Theo tính toán của giới chuyên gia, với một đợt tấn công của 10 đầu đạn, "Satan" có thể tiêu diệt tới 80% tiềm lực công nghiệp của Mỹ và một bộ phận đáng kể dân số nước này.

"Iskander"

Hệ thống tên lửa 9K720 được đặt tên để vinh danh Alexander Đại đế, người còn có biệt danh là "Iskander" ("Искандер") phương Đông và không phải ngẫu nhiên mà tổ hợp này lại mang hai tên lửa. Giống như vị chỉ huy vĩ đại, tên lửa Iskander hầu như bất khả xâm phạm đối với kẻ thù: nó cơ động với tải trọng khổng lồ mà thực tế là tên lửa đánh chặn không thể đạt được, và độ cao bay thấp (lên đến 6 m) khiến vũ khí này trở nên vô hình trước các thiết bị radar tiêu chuẩn.

"Solntsepek"

Năm 2001, tổ hợp quốc phòng Nga đã cho ra mắt hệ thống tên lửa bắn loạt hạng nặng TOS-1A Solntsepek ("Солнцепек"), một phiên bản cải tiến của hệ thống Buratino thời Liên Xô. Nguyên lý hoạt động của "Solntsepek" là dùng tên lửa đưa hỗn hợp khí-nổ đến khu vực quân thù. Khi bị kích nổ, hỗn hợp khí-nổ sẽ biến thành đám lửa, thiêu rụi tất cả sự sống trong bán kính vài chục mét. Do áp suất trong vùng nổ thấp hơn áp suất khí quyển, khoảng 160 mm Hg, ở đó con người không thể sống sót.

"Sarmat"

Tên lửa "Sarmat" ("Сармат") dài 35 m, có tầm bay lên tới 16.000 km, được tạo ra trên cơ sở "Voevoda" nhằm đảm bảo khả năng trả đũa. Các chuyên gia phương Tây đã mệnh danh nó là "Satan II". Tên lửa khiến NATO khiếp sợ do khả năng vượt qua bất kỳ tuyến phòng thủ tên lửa nào và sức công phá cực lớn, có thể tấn công kẻ thù qua cực Bắc và Nam.

Tên lửa bí mật nhất của Nga chưa có tên chính thức

Cách đây không lâu, thông tin rời rạc về cái gọi là "Sản phẩm 506" ("Изделие 506") đã bị rò rỉ. Đây là một loại vũ khí tuyệt mật, đang được một trong các viện nghiên cứu của Nga phát triển. Lần đầu tiên, sự phát triển của "sản phẩm 506" được biết đến một cách rất gián tiếp vào năm 2020. Các nhà báo đã tinh ý nhận thấy trên các trang web, Văn phòng thiết kế Tupolev cần tuyển dụng một phó trưởng phòng cho dự án "70M-506".

Trong số các yêu cầu đối với nhân sự là kiến thức về vũ khí dẫn đường hiện đại của không quân. Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 có mật danh "70M". Do đó, người ta suy luận "sản phẩm 506" là tên lửa hành trình được thiết kế để trang bị cho máy bay này. Trang web tuyên bố rằng họ đang tham gia vào việc phát triển và sản xuất "đầu đạn của vũ khí tên lửa dẫn đường." Vì vậy, thực tế không có nghi ngờ gì về "sản phẩm 506" bí ẩn là một tên lửa hành trình.

Trong quá trình điều tra của báo chí, một sự thật kỳ lạ khác đã được tiết lộ. Đầu năm 2021, Bộ Quốc phòng đệ đơn kiện Văn phòng thiết kế Tupolev. Nguyên đơn đã đòi số tiền kỷ lục 5,5 tỷ rúp. Hồ sơ vụ án nói rằng quá trình tố tụng liên quan tới sự chậm trễ trong quá trình phát triển "sản phẩm 506". Theo một chuyên gia quân sự, đơn kiện liên quan đến sự chậm trễ trong việc tích hợp tên lửa hành trình lên Tu-160M hiện đại hóa.

"Sản phẩm 506" được cho sẽ hoạt động bằng hỗn hợp nhiên liệu "Decilin" và "Decilin-M" có thể được trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược như Tu-95MS và Tu-22M3M. Theo quy luật, các công nghệ tàng hình được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển các loại vũ khí mới. Điều này làm cho tên lửa bất khả xâm phạm trước hệ thống phòng không của đối phương và cho phép nó tấn công hiệu quả các cơ sở hạ tầng quan trọng, như trụ sở, radar, thông tin liên lạc chiến lược và các nhà máy.