1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Báo Trung Quốc "mách" kế PLA đối đầu Mỹ-Nhật

Tờ Asia weekly-Hongkong vừa có bài 'Mẫu hạm 22DDH Nhật Bản đối đầu với PLA'. Asia weekly cho rằng chỉ áp dụng chiến pháp bất đối xứng, Trung Quốc mới có thể chiếm ưu thế trong cuộc đối đầu trên biển Hoa Đông.

Mô hình chiếc tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản trên tờ Hoàn Cầu.
Mô hình chiếc tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản trên tờ Hoàn Cầu.
 

Asia weekly nhận xét ngày 6-8 vừa qua, với việc hạ thủy chiếc tàu sân bay thế hệ mới của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản 22DDH đã đánh dấu hải quân Nhật Bản bước vào một giai đoạn phát triển mới. Chiến hạm vẫn được phía Nhật Bản gọi là “tàu khu trục” này có lượng choán nước 27.500 tấn, khiến hàng không mẫu hạm của nhiều quốc gia phải trầm trồ. Các chuyên gia quân sự nhận định 22DDH đã là một tàu sân bay đích thực.

Thời gian vừa qua, hạm đội 88 thế hệ mới của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc về chất, ngoài tàu khu trục Aegis lớp Kongo và tàu khu trục Aegis lớp Atago, còn có sự xuất hiện của tàu khu trục 19DD và tàu khu trục lớp Takanami do Nhật Bản tự sản xuất. Nay Nhật lại có thêm tàu sân bay hạng nhẹ 22DDH được trang bị tàu ngầm tấn công, từ biến đổi về chất sang biến đổi về lượng. Hạm đội 88 thế hệ mới của Nhật Bản đã trở thành một lực lượng tàu mẫu hạm có sức chiến đấu mạnh mẽ, thực lực không thể coi thường.

Trung Quốc cần né tránh đối đầu trực tiếp

Một số hãng truyền thông phân tích Nhật và Mỹ đã chính thức tiến hành thảo luận về các vấn đề phòng thủ các hòn đảo ở xa như đảo Điếu Ngư/Senkaku ở cấp độ tác chiến, điều này đồng nghĩa với việc xung đột Trung-Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn thực chất trên cấp độ kỹ thuật. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng chiến đấu ở cấp độ chiến thuật, Trung Quốc đặc biệt phải cảnh giác về vấn đề này.

Theo Asia weekly, về cơ bản Mỹ luôn đi theo con đường chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ đối ngoại, nếu muốn loại trừ sự tham gia tích cực của Mỹ thì phải buộc Mỹ cảm thấy lo ngại về khả năng uy hiếp mang tính chiến lược của Trung Quốc. Trong đó bao gồm lực lượng tấn công hạt nhân hùng mạnh, khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực đối với lực lượng tàu sân bay xung kích của Mỹ và chặn đứng khả năng tác chiến của đảo Guam – đầu mối chiến lược của chuỗi đảo thứ hai. Nếu để Mỹ tin rằng PLA (quân đội Trung Quốc) có đủ khả năng này thì thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ hoàn toàn khác. Không có Mỹ đứng sau hậu thuẫn, chính sách đối với Trung Quốc của Nhật Bản tất sẽ có những thay đổi.

Asia weekly cho rằng, do sự cách biệt về thế hệ giữa trang bị phần mềm và phần cứng của hải quân Trung Quốc và Nhật Bản, PLA lại thiếu kinh nghiệm thực chiến nên các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá hải quân Nhật Bản chiếm nhiều phần thắng hơn. Chính vì thế PLA cần cố gắng tránh sự đối đầu trực tiếp đối với hải quân Mỹ, Nhật Bản.

Mô hình chiếc tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản trên tờ Hoàn Cầu.

Tàu sân bay Izumo Nhật vừa hạ thủy.

Mặc dù sức chiến đấu của hạm đội 88 của Nhật Bản hết sức mạnh, nhưng PLA vẫn có nhiều “chiến pháp bất đối xứng” có thể sử dụng để đối phó với Nhật Bản. Trong đó bao gồm sự tấn công bão hòa của tên lửa chống tàu, đặc biệt là “tên lửa đạn đạo tấn công mẫu hạm” đã được lưu truyền từ lâu, rất có cơ hội để giáng cú đòn mạnh mẽ đối với hạm đội 88 của hải quân Nhật Bản.

Aisia weekly đánh giá về giả thiết “tác chiến cướp đảo” được đề cập sôi nổi trong thời gian vừa qua. Nếu Nhật Bản tiếp tục chiếm lĩnh và kiểm soát đảo Điếu Ngư/Senkaku và hải vực lân cận, Trung Quốc có thể áp dụng chính sách “ba không”: không tiếp xúc, không nhân nhượng, không thỏa hiệp, tuyên bố với thế giới rằng đảo Điếu Ngư/Senkaku và hải vực lân cận là khu phóng đại bác thử nghiệm của quân đội Trung Quốc, tiến hành bắn pháo thử nghiệm trong cả năm và không định kỳ, lợi dụng pháo tên lửa có tầm bắn lớn để phong tỏa hải vực.

Tờ báo Hongkong cho rằng như thế vừa có thể tránh được các cuộc xung đột trực diện với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời có thể ngăn chặn đối thủ xâm nhập, là biện pháp quân sự có độ rủi ro thấp và hiệu quả khá cao. Mặt khác, có thể dựa vào biện pháp này để né tránh các cuộc đối đầu quân sự đổ máu “bảo vệ đảo/cướp đảo” với Mỹ và Nhật Bản.

Áp dụng “chiến pháp bất đối xứng”

Asia weekly thừa nhận tác chiến dưới nước luôn là điểm yếu của PLA, tính năng của tàu ngầm chưa đủ hiện đại, khả năng chống ngầm không hiệu quả là lời nhận xét của các chuyên gia quân sự đối với hoạt động tác chiến dưới nước của PLA. Nhưng tại hải vực thềm lục địa biển Hoa Đông mà Trung Quốc và Nhật Bản quyết chiến, tàu ngầm tiên tiến của Nhật Bản chưa chắc đã chiếm được ưu thế.

Mô hình chiếc tàu sân bay 22DDH của Nhật Bản trên tờ Hoàn Cầu.

Báo Trung Quốc cho rằng tàu ngầm tiên tiến của Nhật khó phát huy lợi thế ở vùng biển nông và có thể dùng chiến pháp bất đối xứng để giành thắng lợi. Ảnh: Tàu ngầm lớp Soryu của hải quân Nhật.

Theo Asia weekly, tàu ngầm mini là loại vũ khí PLA có thể sử dụng để quyết chiến với Nhật Bản. Đây là loại tàu ngầm có thể hoạt động ở vùng biển gần ít tiếng ồn, có đặc trưng điện từ yếu, kín đáo, tính cơ động cao dưới nước; Sau khi được lắp đặt hệ thống đẩy không phụ thuộc vào không khí có thể nâng cao khả năng vận hành; Có thể bố trí các loại tên lửa và ngư lôi, đồng thời lại có một số ưu điểm như không cần nhiều thuyền viên điều khiển, chi phí vận hành, sửa chữa khá thấp.

Tàu ngầm mini có thể dò mìn, gỡ mìn, lắp đặt thiết bị trinh sát, đo đạc dưới mặt nước phía mình, phá hoạị mạng lưới nghe trộm dưới nước của Mỹ và Nhật Bản, có thể kiềm chế một cách có hiệu quả thế mạnh của tàu ngầm tiên tiến của Nhật Bản. Nếu bổ sung thêm tàu ngầm không người lái và các loại thủy lôi thông minh, kiểm soát môi trường dưới nước của biển Hoa Đông, tạo ra điều kiện chiến trường có lợi thì chắc chắn sẽ trở thành “trợ thủ giấu mặt”đắc lực giúp PLA giành chiến thắng trên biển Hoa Đông trong tương lai.

Trước những thế mạnh về hải quân và không quân của Mỹ và Nhật Bản, PLA chỉ có con đường duy nhất là áp dụng “chiến pháp bất đối xứng”, sử dụng máy bay chiến đấu, tên lửa, pháo binh hỏa tiễn, tàu chiến ven bờ và tàu ngầm tấn công loại nhỏ làm lực lượng chủ chốt. Xây dựng một binh lực chủ chiến thế hệ mới gồm “máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tàu chiến” để phòng thủ ở vùng biển gần trên biển Hoa Đông.

Theo Huy Long
Tiền phong/Asia weekly