Báo Mỹ: "Bản đồ mới" của Trung Quốc ngạo ngược quây 80% diện tích biển Đông
Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này - tờ New York Times (Mỹ) đưa tin.
Người Philippines phản đối dã tâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc trước lãnh sự quán nước này ở Los Angeles (Mỹ).
Một báo cáo của Lầu Năm góc gần đây khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc mưu đồ “quây kín” biển Đông
Theo tờ Forbes của Mỹ số ra ngày 4.6, tấm bản đồ này chưa được công bố công khai. Cùng với việc ấn bản tấm bản đồ trên, Trung Quốc được cho là sẽ sớm có bước đi tiếp theo trong mưu đồ “quây kín” biển Đông, chặn tuyến hàng hải quốc tế này. Dựa theo những gì Trung Quốc đã làm để thể hiện quyền điều hành giao thương tại vùng duyên hải, không ai nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ đưa ra định nghĩa về “sự qua lại vô hại” một cách hẹp nhất và yêu cầu các tàu thuyền khi đi vào vùng biển phải xin trước giấy phép của họ, cũng như áp dụng đòi hỏi tương tự đối với các máy bay ngang qua khu vực.
Trong khi đó, biển Đông - nơi tiếp giáp biên giới của 8 quốc gia - từ lâu đã được xem là tuyến hàng hải quốc tế. Hơn một nửa số hàng hóa giao thương trên biển thường niên của thế giới đi qua biển Đông, cùng một phần ba giao dịch dầu thô toàn cầu và hơn một nửa thương mại khí đốt hóa lỏng (LNG).
Rất nhiều nhà ngoại giao Châu Á đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới, cho rằng đây là bước đi mới và thiết kế lại “đường 9 đoạn” để “hợp thức hóa” nó vào lãnh thổ Trung Quốc. Theo các nhà ngoại giao này, việc công bố tấm bản đồ được Trung Quốc ấp ủ từ cuối năm ngoái, song trì hoãn nhằm có thời gian để nó được các cấp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cấp phép chính thức.
Wu Shicun - một quan chức Trung Quốc tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, mới kết thúc tại Singapore - bác bỏ việc tấm bản đồ nhằm chứng tỏ biên giới quốc gia, mà chỉ thể hiện đường viền mới quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung Quốc còn ngạo ngược cho rằng, các đường biên quanh quần đảo này được vẽ theo đúng luật Trung Quốc. Song, báo cáo của Lầu Năm góc gần đây khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà nước này đã ký tháng 6.1996.
Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm chiếm biển Đông. Đơn cử, tháng 8.2011, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc - Tân Hoa xã - công bố bản tin Trung Quốc có “3 triệu kilômét vuông lãnh hải”. Đây là một con số khống, nếu như không phải nó bao gồm cả những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích 2,6 triệu kilômét vuông trên biển Đông.
Trong cùng tháng, Tân Hoa xã thậm chí còn ngạo mạn hơn khi đưa tin các quần đảo trên biển Đông và “những vùng nước lân cận”, là “một phần các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Bằng việc sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đánh tiếng sẽ không bao giờ “chịu thỏa hiệp” với bất cứ nước nào về vấn đề biển Đông.
Thách thức thế giới
Tạp chí Forbes của Mỹ nhấn mạnh, bất cứ sự kiện nào, tấm bản đồ mới của Trung Quốc - theo những ai từng nhìn thấy nó - đã dỡ bỏ nốt bất cứ sự mơ hồ nào còn sót lại về “đường 9 đoạn”, bằng cách vẽ nó vào biên giới quốc gia của nước này. Tấm bản đồ - không gì khác hơn - là thể hiện rõ âm mưu của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền toàn bộ các quần đảo, vùng nước trong đường biên này, bất chấp sự phản đối của quốc tế. Đây là dã tâm lớn nhất trong việc giành giật lãnh thổ kể từ Thế chiến II - tờ Forbes nhận định.
Tấm bản đồ mới chắc chắn sẽ khiến các quốc gia Châu Á giận dữ. Năm 2012, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để giành bãi cạn Scarborough của Philippines. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đang tiếp tục nhòm ngó bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Những dã tâm của Trung Quốc đối với các đồng minh của Mỹ trên biển Đông đã tạo ra những thách thức gián tiếp với nước Mỹ.
Việc phát hành tấm bản đồ mới, có nghĩa Trung Quốc đã trực diện đối mặt Mỹ trong vấn đề bảo vệ quyền tự do hàng hải. Vì sao điều này lại quan trọng? Thế giới đã thịnh vượng dần lên nhờ thương mại tự do trên khắp các tuyến đường biển và đường không. Vì vậy, dã tâm gây hấn của Trung Quốc để giành chủ quyền trên biển Đông sẽ đánh dấu sự chấm dứt các kiến thiết mở của thế giới thời hậu chiến.
Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ B.Obama sẽ có cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà Trắng bày tỏ kỳ vọng sẽ “thảo luận về các cách thức tăng cường hợp tác”. Chính quyền Mỹ mong đợi sẽ thiết lập đối tác với Trung Quốc và cố gắng tránh bất đồng; song những gây hấn của Trung Quốc trên biển lại khó có thể thỏa hiệp. Chỉ có thể hoặc biển Đông là của Trung Quốc, hoặc nó là tuyến hàng hải quốc tế. Vấn đề này - đối với Trung Quốc, với Mỹ và với cộng đồng quốc tế - không chỉ còn là sự cường điệu của ngôn từ.
Trung Quốc mưu đồ “quây kín” biển Đông
Theo tờ Forbes của Mỹ số ra ngày 4.6, tấm bản đồ này chưa được công bố công khai. Cùng với việc ấn bản tấm bản đồ trên, Trung Quốc được cho là sẽ sớm có bước đi tiếp theo trong mưu đồ “quây kín” biển Đông, chặn tuyến hàng hải quốc tế này. Dựa theo những gì Trung Quốc đã làm để thể hiện quyền điều hành giao thương tại vùng duyên hải, không ai nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ đưa ra định nghĩa về “sự qua lại vô hại” một cách hẹp nhất và yêu cầu các tàu thuyền khi đi vào vùng biển phải xin trước giấy phép của họ, cũng như áp dụng đòi hỏi tương tự đối với các máy bay ngang qua khu vực.
Trong khi đó, biển Đông - nơi tiếp giáp biên giới của 8 quốc gia - từ lâu đã được xem là tuyến hàng hải quốc tế. Hơn một nửa số hàng hóa giao thương trên biển thường niên của thế giới đi qua biển Đông, cùng một phần ba giao dịch dầu thô toàn cầu và hơn một nửa thương mại khí đốt hóa lỏng (LNG).
Rất nhiều nhà ngoại giao Châu Á đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới, cho rằng đây là bước đi mới và thiết kế lại “đường 9 đoạn” để “hợp thức hóa” nó vào lãnh thổ Trung Quốc. Theo các nhà ngoại giao này, việc công bố tấm bản đồ được Trung Quốc ấp ủ từ cuối năm ngoái, song trì hoãn nhằm có thời gian để nó được các cấp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cấp phép chính thức.
Wu Shicun - một quan chức Trung Quốc tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, mới kết thúc tại Singapore - bác bỏ việc tấm bản đồ nhằm chứng tỏ biên giới quốc gia, mà chỉ thể hiện đường viền mới quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung Quốc còn ngạo ngược cho rằng, các đường biên quanh quần đảo này được vẽ theo đúng luật Trung Quốc. Song, báo cáo của Lầu Năm góc gần đây khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà nước này đã ký tháng 6.1996.
Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm chiếm biển Đông. Đơn cử, tháng 8.2011, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc - Tân Hoa xã - công bố bản tin Trung Quốc có “3 triệu kilômét vuông lãnh hải”. Đây là một con số khống, nếu như không phải nó bao gồm cả những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích 2,6 triệu kilômét vuông trên biển Đông.
Trong cùng tháng, Tân Hoa xã thậm chí còn ngạo mạn hơn khi đưa tin các quần đảo trên biển Đông và “những vùng nước lân cận”, là “một phần các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Bằng việc sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đánh tiếng sẽ không bao giờ “chịu thỏa hiệp” với bất cứ nước nào về vấn đề biển Đông.
Thách thức thế giới
Tạp chí Forbes của Mỹ nhấn mạnh, bất cứ sự kiện nào, tấm bản đồ mới của Trung Quốc - theo những ai từng nhìn thấy nó - đã dỡ bỏ nốt bất cứ sự mơ hồ nào còn sót lại về “đường 9 đoạn”, bằng cách vẽ nó vào biên giới quốc gia của nước này. Tấm bản đồ - không gì khác hơn - là thể hiện rõ âm mưu của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền toàn bộ các quần đảo, vùng nước trong đường biên này, bất chấp sự phản đối của quốc tế. Đây là dã tâm lớn nhất trong việc giành giật lãnh thổ kể từ Thế chiến II - tờ Forbes nhận định.
Tấm bản đồ mới chắc chắn sẽ khiến các quốc gia Châu Á giận dữ. Năm 2012, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để giành bãi cạn Scarborough của Philippines. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đang tiếp tục nhòm ngó bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Những dã tâm của Trung Quốc đối với các đồng minh của Mỹ trên biển Đông đã tạo ra những thách thức gián tiếp với nước Mỹ.
Việc phát hành tấm bản đồ mới, có nghĩa Trung Quốc đã trực diện đối mặt Mỹ trong vấn đề bảo vệ quyền tự do hàng hải. Vì sao điều này lại quan trọng? Thế giới đã thịnh vượng dần lên nhờ thương mại tự do trên khắp các tuyến đường biển và đường không. Vì vậy, dã tâm gây hấn của Trung Quốc để giành chủ quyền trên biển Đông sẽ đánh dấu sự chấm dứt các kiến thiết mở của thế giới thời hậu chiến.
Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ B.Obama sẽ có cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà Trắng bày tỏ kỳ vọng sẽ “thảo luận về các cách thức tăng cường hợp tác”. Chính quyền Mỹ mong đợi sẽ thiết lập đối tác với Trung Quốc và cố gắng tránh bất đồng; song những gây hấn của Trung Quốc trên biển lại khó có thể thỏa hiệp. Chỉ có thể hoặc biển Đông là của Trung Quốc, hoặc nó là tuyến hàng hải quốc tế. Vấn đề này - đối với Trung Quốc, với Mỹ và với cộng đồng quốc tế - không chỉ còn là sự cường điệu của ngôn từ.
Theo Lao động