1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Báo động an toàn thực phẩm tại châu Á

(Dân trí) - Các chuyên gia tại châu Á bắt đầu tin rằng thực phẩm chứa hoá chất độc hại là nguyên nhân gây nên một loạt các căn bệnh liên quan tới thận và gan, làm tăng tỉ lệ ung thư, kìm hãm sự phát triển tinh thần và thể chất ở trẻ em và nghiêm trọng hơn là dẫn tới chết người.

Khi nhà chức trách Rokon-ud-Dowla của Bangladesh tiến hành cuộc kiểm tra bất ngờ vào chợ cá địa phương để khảo sát chất lượng cá được bán, ông đã bị sốc bởi những kết quả của cuộc kiểm tra. 

Rokon-ud-Dowla nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng tất cả 176 tấn cá tại chợ đều chứa formol độc hại. Chúng tôi cũng niêm phong hàng tá hiệu bánh mì và các cửa hàng bánh kẹo vì đã sử dụng thuốc nhuộm để sản xuất các loại kẹo nhiều màu sắc”.

Trên khắp châu Á, chính phủ các nước đang nỗ lực kiểm soát việc sử dụng các chất hoá học độc hại trong các sản phẩm thức ăn tươi và đã qua chế biến. Các nhà khoa học tin rằng, các hoá chất này là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

 

Formol là hoá chất phổ biến nhất được tìm thấy trong nhiều loại thực thẩm. Nó được sử dụng trong các loại thực phẩm để giữ chúng tươi lâu cũng như giữ màu sắc của các loại thực phẩm đã chế biến.

 

Hàn the, các loại thuốc nhuộm công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, lưu huỳnh đioxit cũng nằm trong số các chất độc có hại được tìm thấy trong các loại thực phẩm tươi và đóng gói trên khắp châu Á.

 

Ông Rokon-ud-Dowla nói: “Chúng ta đã ăn các loại thực phẩm này hàng thập kỷ qua. Tôi nghĩ các loại thực phẩm chứa hoá chất độc hại là nguyên nhân làm gia tăng các ca mắc bệnh liên quan tới gan và thận. Các hãng sản xuất này đang giết hàng nghìn người vậy mà chúng ta lại không để ý”.

 

Đầu tháng này, 2 công ty của Trung Quốc đã bị phát trộn melamine (hóa chất dùng để sản xuất nhựa và phân bón - có thể gây bệnh ung thư) vào thức ăn vật nuôi. Hoá chất này được cho là nguyên nhân giết hàng nghìn chó và mèo tại Mỹ.

 

Vụ việc nghiêm trọng nhất là vụ sữa giả xảy ra tại Trung Quốc mấy năm gần đây khiến rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Năm 2004, ít nhất 13 em chết vì suy dinh dưỡng do được nuôi bằng sữa giả tại tỉnh An Huy và gần 200 em khác bị suy dinh dưỡng.

 

Vừa qua, báo chí Trung Quốc cũng cho biết, các cơ quan chức năng nước này phát hiện 6 loại son môi, do 2 công ty Heng Fang Comestic và Shilulan Comestic sản xuất có chứa chất tạo màu sudan.

 

Formol cũng được tìm thấy tại Indonesia khi Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của nước này đã phát hiện gần 60% cá khô, mì, đậu phụ và thịt viên tại các chợ ở thủ đô Jakarta có sử dụng hàm lượng chất bảo quản cao.

 

Tulus Abadi, thuộc Hiệp hội các nhà tiêu dùng Indonesia, cho biết các nhà sản xuất đã bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá nhiên liệu vào cuối năm 2005, vì vậy họ đã cắt giảm các thành phần đắt tiền trong sản phẩm của họ. Các cuộc kiểm tra bất ngờ vào các siêu thị và chợ ven đường ở Jakarta vào năm nay đã tìm thấy 4 loại chất độc hại bị cấm, trong đó có formol và hàn the.

 

Bộ y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết, hầu hết các dạng thực phẩm có pha trộn hoặc vượt quá chất bảo quản liên quan tới dầu ăn, sữa và trong các loại thực phẩm đóng gói đang tràn ngập trên thị trường.

 

Radna Krishnan, giám đốc Hiệp hội những người bảo quản thức ăn tại Ấn Độ nói: “Họ sử dụng chất bảo quản vì những khó khăn trong quá trình vận chuyển tại Ấn Độ. Loại khí được sử dụng nhiều nhất là lưu huỳnh đioxit (SO2), một loại khí được sử dụng để bảo quản rau quả và trái cây”.

 

Khi lưu huỳnh đioxit - rất quan trọng trong quá trình làm rượu và sấy khô trái cây, đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, việc sử dụng quá giới hạn sẽ gây ra các vấn đề liên quan tới tim và hô hấp.

 

VTH

Theo AP