1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ban Ki-moon: Tại sao thế giới lại ủng hộ Liên Hợp Quốc?

(Dân trí) - "Buổi sáng của tôi có thể không giống như của các bạn. Chúng tôi lấy báo hay bật TV - ở New York, Lagos hay Jakarta - và nghiên cứu các tài liệu hàng ngày về sự đau thương của con người. Lebanon. Darfur. Somalia..." - Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon tâm sự trên Newsweek.

Tất nhiên, là Tổng thư kí của Liên Hợp Quốc, ít nhất tôi cũng đang ở một vị trí có thể cố gắng làm được điều gì đó về những thảm họa này. Và tôi làm, hàng ngày.

 

Khi tôi ngồi vào vị trí này gần năm tháng trước, tôi hoàn toàn không ảo vọng. Một người tiền nhiệm đáng kính đã nói rằng đó là "công việc khó khăn nhất trên thế giới". Tự tôi cũng đùa rằng tôi giống như một thư kí hơn là một "tổng", vì rốt cuộc, Tổng thư kí không hề có nhiều quyền lực hơn Hội đồng Bảo an của mình. Trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, sự gắn bó của Hội đồng thường khó nắm bắt. Và dẫu vậy, tôi vẫn lạc quan như ngày đầu tiên tôi bước chân vào văn phòng này.

 

Có thể khó hiểu được, đặc biệt với quy mô và sự bất định lượng được của những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt – bất cứ nơi nào hơn là Trung Đông, có thể là như vậy. Nhu cầu tăng lên ở khắp mọi nơi, từ lực lượng gìn giữ hòa bình cho đến trợ giúp y tế nhân đạo, Liên Hợp Quốc ngày nay được kêu gọi phải làm nhiều điều hơn trước đây, thậm chí khi các nguồn lực để làm những việc đó đang ngày càng khan hiếm. Mặt khác, hãy xem xét một số cách mà thế giới đã thay đổi trong những năm gần đây, có lợi cho Liên Hợp Quốc.

 

Vì nhiều lý do hơn là Iraq, ngày nay có sự đánh giá cao chủ nghĩa đa phương và ngoại giao trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng. Các vấn đề "quyền lực mềm" – mảnh đất tự nhiên của Liên Hợp Quốc – đã được xếp lên hàng đầu trong chương trình nghị sự tòan cầu. Chỉ trong năm ngoái, sự đồng thuận đã xuất hiện trong vấn đề thay đổi khí hậu và hiểm họa của sự nóng lên toàn cầu. Các nhà lãnh đạo từ Bill Gates cho đến Tony Blair hay Bono đã cam kết giúp đỡ Liên Hợp Quốc đạt được Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, từ xóa giảm đói nghèo cho đến ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và bệnh sốt rét.

 

Có thể sự giúp đỡ công khai và khuyến khích nhất dành cho Liên Hợp Quốc vẫn đang còn cao. Một cuộc điều tra bởi WorldPublicOpinion.org đã cho thấy phần lớn (74%) tin tưởng rằng Liên Hợp Quốc nên đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trên thế giới, dù là trong việc ngăn chặn thảm họa diệt chủng và bảo vệ các quốc gia khỏi bị xâm lược hay điều tra triệt để các vụ xâm phạm nhân quyền. Thậm chí ở nước Mỹ, nơi mà sự thất vọng về Liên Hợp Quốc gần đây ở mức cao, ba trong số bốn người Mỹ ủng hộ một Liên Hợp Quốc mạnh mẽ hơn, và nhiều người trông đợi chính sách đối ngoại của nước Mỹ nên được tiến hành theo hướng đối tác với Liên Hợp Quốc. Với Liên Hợp Quốc, mọi điều này đã dẫn tới vấn đề thay đổi khí hậu. Tôi sẽ không ngừng gọi đó là một khoảnh khắc San Francisco mới -  nhưng nó có thể sẽ không tồn tại ngắn ngủi khi mà chúng ta đã nắm được cơ hội.

 

Những người Hàn Quốc chúng tôi là những người năng động. Về bản chất, chúng tôi kiên nhẫn và kiên định, quyết tâm làm được điều mà chúng tôi muốn làm. Giống như nhiều người dân nước tôi, tôi tin vào sức mạnh của các mối quan hệ. Trong nhiều năm tôi đã giữ trong ví của mình (cùng với các danh sách số liệu về thương mại và kinh tế) một mẩu giấy nhỏ viết chữ Trung Quốc nói về độ tuổi và giai đoạn của một đời người. Ở tuổi 30, bạn đang ở đỉnh cao của cuộc sống. Vào tuổi 50, bạn biết được số phận của bạn. Ở tuổi 60, bạn có được sự khôn ngoan của việc "biết lắng nghe".

 

Tuổi 60 hiện là giai đoạn của tôi. Nó bao gồm nhiều hơn là việc lắng nghe đơn thuần. Điều đó quan trọng hơn. Có thể nó được gọi là sự sáng suốt – nhìn một người hay hòan cảnh xung quanh, nhìn điều xấu với khía cạnh tốt, có thể thiết lập sự hòa giải và mối quan hệ làm việc hiệu qủa dù cho có những cuộc cãi vã hay bất đồng. Tôi tin là điều này sẽ là tiêu chí cho nhiệm kỳ Tổng thư kí của tôi. Tôi tin vào sự liên kết, đối thoại trước khi đối đầu. Đôi khi kiểu ngoại giao này ở trước công chúng; đôi khi nó lại diễn ra sau hậu trường vì đó là nơi những tiềm năng thành công lớn nhất.

 

Tôi đang nhấn mạnh vào chữ "tiềm năng". Thành công rất ít khi biết trước. Điều quan trọng là phải cố gắng, như tôi đang làm ở Darfur – trong số các nhiệm vụ hàng đầu của tôi. Tôi đã gây sức ép rất nhiều lên Washington và những đối tác khác, để đàm phán nhiều hơn với Tổng thống Sudan Omar al-Bashir để triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên đòan châu Phi. Cho đến nay, việc đó đã mang lại chỉ một phần thắng lợi – chính phủ Khartoum đồng ý với 3500 người của Liên Hợp Quốc, quá ít so với con số cần thiết 20 000. Tôi vẫn tự tin rằng ngoại giao kiên định có thể tạo ra nhiều kết quả thành công hơn. Cho đến nay, những người vô tội vẫn phải chết và thời gian ấn định thì không rõ ràng.

 

Với tinh thần đó, tôi đã đến thăm Trung Đông bốn lần và trong nhiều tháng đã có các cuộc họp và điện thoại với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, gần đây nhất là ở Damascus. Ở đây, cũng vậy, mục tiêu của tôi là xây dựng một mối quan hệ - có thể giúp giảm nhẹ các sự kiện ở Lebanon, và cuối cùng, trả Syria về với cộng đồng quốc tế. Ngoại giao thầm lặng không phải lúc nào cũng thành công, tôi đã nói vậy. Nhưng nó có thể thành công, thậm chí trong những hòan cảnh căng thẳng nhất, như chúng ta đã chứng kiến cách đây không lâu giải pháp hậu trường trong cuộc giải cứu con tin của Anh với Iran.

 

Các quốc gia phát triển sẽ tham gia hội nghị G8 tại Đức để thảo luận về thay đổi khí hậu và các việc khác – một việc tôi rất hoan nghênh. Trước nay chúng ta đã nói về sự nóng lên tòan cầu như một vấn đề kỹ thuật. Chúng ta nói về việc mua bán khí thải, khí thải tòan cầu, các công nghệ mới từ ô tô sử dụng hiệu quả nhiên liệu cho tới năng lượng mặt trời. Tất cả đều quan trọng, không cần phải nói.

 

Nhưng khía cạnh của việc thay đổi khí hậu mà tôi muốn nhấn mạnh là con người. Nó bao gồm sự bất bình đẳng cố hữu của hiện tượng này. Cho dù sự nóng lên tòan cầu ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, nó ảnh hưởng tới chúng ta rất khác nhau. Các nước giàu sở hữu các nguồn lực và công nghệ để thích nghi. Một ngày nào đó, các ngôi làng ở Thụy Sĩ có thể không còn tuyết – như một đồng nghiệp vừa đi nghỉ ở đó trở về nói với tôi – nhưng những thung lũng của Thụy Sĩ có thể trở thành "Tuscany mới", đầy những vườn nho ngập nắng. Sự thỏa hiệp với châu Phi, nơi nhiều người đang chết đói vì quá trình sa mạc hóa, hay những người dân đảo Indonesia, lo ngại rằng họ sẽ bị ngập chìm trong sóng biển, tình thế nguy hiểm hơn rất nhiều.

Nếu có một sự đồng thuận với công việc của tôi, một tầm nhìn, về khía cạnh con người – giá trị cao nhất của việc liên kết và các quan hệ ngoại giao tin tưởng, cùng với việc quan tâm đến các chính sách tòan cầu – các chính sách của chúng ta - ảnh hưởng tới các cá nhân và cuộc sống hàng ngày ra sao. Chúng ta có thể đọc, vào mỗi buổi sáng, về các thảm họa con người trên báo. Nhưng bao lâu rồi chúng ta thật sự lắng nghe tiếng nói của những người như vậy, hay cố gắng dùng mọi nguồn lực và quyết tâm để giúp họ? Tôi hứa là tôi sẽ làm vậy.

Long Nguyễn
Theo Newsweek