1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

ASEAN, Trung Quốc có trách nhiệm phi quân sự hóa Biển Đông

Năm 2016 là năm con Khỉ theo âm lịch. Khỉ là loài động vật thông minh nhưng không kiên định.

ASEAN, Trung Quốc có trách nhiệm phi quân sự hóa Biển Đông - 1
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ USS Curtis Wilbur tiến vào đảo Tri Tôn ngày 30/1. (Nguồn: AP)
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ USS Curtis Wilbur tiến vào đảo Tri Tôn ngày 30/1. (Nguồn: AP)

Đó là phần mở đầu bài viết của Giáo sư luật quốc tế Keyuan Zou, thuộc trường đại học Central Lancashire, Anh, đăng tải trên tờ Jakarta Post ngày 11/3. Theo ông, sự can dự quân sự của Mỹ có thể làm cho kịch bản chiến tranh Afghanistan hay Iraq tái diễn ở Biển Đông. Liệu ASEAN và Trung Quốc có kiên định để điều này không xảy ra hay không?

Khi Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán vào đầu tháng Hai dương lịch thì Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa mà không thông báo trước để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hoạt động này khiến nhiều người cho rằng năm 2016 sẽ là một năm đầy biến động, đặc biệt là tại Biển Đông.

Mỹ: từ trung lập tới chủ động can dự

Từ năm 2010, Mỹ tỏ ra quan tâm hơn đối với tranh chấp Biển Đông và ngày càng thể hiện thái độ đứng về phía các bên có mâu thuẫn chủ quyền với Trung Quốc, như Philippines.

Một mặt, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trên thực địa thông qua việc tăng cường gửi tàu chiến và máy bay quân sự tới khu vực Biển Đông. Cùng với đó, Washington đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Manila. Mặt khác, Mỹ cũng hướng đến mặt trận pháp lý để chống lại Trung Quốc khi gợi ý Philippines khởi kiện Trung Quốc liên quan tới tuyên bố chủ quyền Biển Đông tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA).

Washington coi việc đấu tranh trên mặt trận pháp lý cũng quan trọng không kém việc đấu tranh bằng quân sự trên thực địa. Ví lý do đó, Mỹ tham gia ngày càng sâu vào các biện pháp trọng tài và biện pháp này trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược “Xoay trục” về châu Á nhằm kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Việc Tổng thống Barack Obama mời 10 nhà lãnh đạo ASEAN tới tham dự Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN tại ngay chính nước Mỹ là một minh chứng cho thấy Washington đang nỗ lực xây dựng mặt trận thống nhất để kiềm chế sự ngang ngược của Bắc Kinh tại khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông. Như vậy, chính sách của Mỹ đang thay đổi từ trung lập tới chủ động can dự vào tranh chấp Biển Đông.

Coi phi quân sự hóa là ưu tiên...

Mỹ đang khá “năng nổ” tại Biển Đông. Nhưng liệu thực tế này có thực sự tốt cho an ninh khu vực?

Gần đây, Trung Quốc có dấu hiệu quân sự hóa Biển Đông. Hơn nữa, Mỹ cũng triển khai những hoạt động quân sự trong vùng biển quan trọng này. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu sự can thiệp quân sự của Washington vào khu vực Biển Đông có thể ngăn chặn những hành động của Bắc Kinh hay chỉ làm phức tạp thêm tình hình và là một mối đe dọa thực sự đối với hòa bình và an ninh khu vực.

Trong hầu hết các trường hợp trong lịch sử, sự can thiệp quân sự từ bên ngoài chỉ mang đến tình trạng hỗn loạn hơn như cuộc chiến tranh Afghanistan hay Iraq. Một vài năm trước, Indonesia và Malaysia cũng đã khá khôn ngoan khi từ chối Sáng kiến An ninh hàng hải khu vực do Mỹ đưa ra với ý định quân sự hóa khu vực Eo biển Malacca.

Với mục tiêu đảm bảo một môi trường hòa bình để phát triển thịnh vượng, 10 nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002 nhằm kiểm soát những khủng khoảng tại Biển Đông.

Mặc dù là một tuyên bố chính trị nhưng DOC chứa đựng nhiều chuẩn mực và nguyên tắc pháp lý được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 cũng như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Bên cạnh đó, DOC cũng cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn.

Tuy nhiên, DOC vẫn chỉ dừng lại là một tuyên bố chính trị, hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với tính ràng buộc pháp lý cao hơn.

ASEAN và Trung Quốc cần duy trì con đường giải quyết tranh chấp này. Hơn bao giờ hết, các thành viên ASEAN và Bắc Kinh phải nghiêm túc xem xét các giải pháp nhằm phi quân sự hóa Biển Đông và coi đây là ưu tiên để thúc đẩy đàm phán và nhanh chóng có được COC.

Hiệp ước Nam cực là một bài học điển hình trên thế giới giữa các quốc gia để có được một khu vực hòa bình và phi quân sự. Số phận của khu vực nằm trong tay chính các nước ở khu vực đó.

Theo Hằng Phạm/

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm