1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain

(Dân trí) - Ảrập Xê-út hôm qua đã cử quân tới Bahrain nhằm giúp nước này đối phó với các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần qua do phần đa là người Hồi giáo Shiitte tiến hành. Động thái này bị phe đối lập với chính quyền do người Sunni nắm giữ gọi là “một cuộc chiến”.



Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain - 1

Quân đội Ảrập Xê-út vượt qua con đường dẫn vào Bahrain ngày 14/3. 

 

Các nhà phân tích cho biết, quân đội Ảrập đã di chuyển vào Bahrain, nơi đồn trú của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ. Động thái diễn ra khi Ảrập Xê-út lo ngại việc chính phủ Bahrain nhượng bộ trước các cuộc biểu tình sẽ châm ngòi cho làn sóng biểu tình phản đối ở chính Ảrập Xê-út.

 

Một nguồn tin của giới chức Ả rập cho hay, khoảng 1.000 binh sỹ đã được điều động vào Bahrain, nhằm bảo vệ các cơ sở của chính phủ, một ngày sau khi những người biểu tình chủ yếu là người Shiitte vượt qua được hàng rào cảnh sát và chặn các tuyến phố.

 

“Họ là một phần của lực lượng Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), có thể bảo vệ các cơ sở chính phủ”, nguồn tin cho hay, viện dẫn đến khối 6 thành viên hợp tác về quân sự và chính sách kinh tế ở trong khu vực xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.

 

Hôm qua Bahrain cũng cho biết đã yêu cầu quân đội vùng Vịnh hỗ trợ, theo thỏa thuận quốc phòng GCC. Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất cho hay họ cũng sẽ cử 500 cảnh sát tới Bahrain.
 
 
Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain - 2
 
 
Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain - 3
Người biểu tình dựng gạch chắn cùng dòng chữ "Game Over" (Cuộc chơi đã kết thúc) trên quận tài chính ở Manama ngày 14/3.
 

Các nhân chứng cho hay khoảng 150 xe chở quân bọc thép hạng nhẹ, xe chở nước và xe jeep đã tiến vào Bahrain qua một một con đường tiến về Raffa, khu vực của người Sunni và là nơi ở của hoàng gia Bahrain cùng nơi đóng của bệnh viện quân đội.

 

Sau đó đài truyền hình Bahrain chiếu cảnh cho thấy các đơn vị của lực lượng hỗn hợp trong vùng tới Bahrain “do những sự kiện không may đang làm rung chuyển an ninh vương quốc cũng như làm người dân hoảng loạn”.

   

Ngoài ra, đài truyền hình cho biết một đợt quân điều động thứ hai cũng đã tới nước này.
 
 
Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain - 4
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát chống bạo động ở Manama.
 

Trong khi đó, các nhóm đối lập ở Bahrain, trong có có đảng đối lập lớn nhất của người Shiitte Wefaq, cho hay động thái là một cuộc tấn công vào công dân không có vũ khí.

 

“Chúng tôi xem việc tiến quân và thiết bị quân sự vào không phận, hải phận và địa phận của Vương quốc Bahrain là một cuộc chiếm đóng rõ ràng”, tuyên bố của phe đối lập cho hay.

 
Ảrập cùng nhiều nước điều quân đến Bahrain - 5
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại quảng trường Ngọc trai hôm chủ nhật vừa qua.
 

“Nguy cơ thực sự về việc tiến quân của lực lượng Ả rập và vùng Vịnh vào Bahrain để đối đầu với những người Bahrain không vũ khí đang đặt người Bahrain vào nguy hiểm thực sự và đe dọa họ bằng một cuộc chiến không cần lời tuyên chiến của các binh sỹ có vũ trang”.

 

Trong khi đó Nhà Trắng cho hay Mỹ không coi việc triển khai lực lượng an ninh Ả rập là vi phạm hiến pháp và là một cộc xâm lược. Tuy nhiên, Mỹ kêu gọi chính phủ Bahrain kiếm chế.

 

Ả rập điều động quân đến Bahrain sau khi những người biểu tình, phần lớn là người Shiitte, lấn lướt cảnh sát Bahrain vào hôm chủ nhật vừa qua, chặn đường cao tốc dẫn tới quận tài chính trung tâm. Đây là vụ đối đầu bạo lực nhất kể từ khi 7 người biểu tình thiệt mạng vào tháng trước.

 

Những hàng rào này vẫn được dựng lên vào ngày thứ hai, với người biểu tình kiểm tra lối vào ở quận tài chính Pearl (ngọc trai), địa điểm biểu tình chính trong những tuần qua.

 

Còn ở phía bên kia của chính con đường cao tốc này, cảnh sát dựng một hàng rào nhằm ngăn các xe tiến từ sân bay tới khu vực tài chính.

 

Ở các vùng khác khắp Bahrain, dân phòng, một số trang bị gậy gộc, đeo mặt nạ, đã gác lối vào làng của họ. Đụng độ sắc tộc đã nổ ra ở Madinat Issa. “Chúng tôi không bao giờ rời đi. Đây là nước của chúng tôi”, Abdullah, một người biểu tình cho hay khi được hỏi làm gì nếu binh sỹ Ả rập ngăn chặn họ. “Sao chúng tôi lại phải sợ? Chúng tôi không sợ khi ở trong nước mình”.

 

Phan Anh

Theo Reuters