1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ấn-Nhật bắt tay tăng cường "quyền lực mềm" tại Myanmar

(Dân trí) - Ấn Độ và Nhật Bản đang tăng cường hợp tác về "quyền lực mềm" tại Myanmar, nơi từng được xem là "sân sau" của Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Abe (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Modi trong cuộc gặp hồi năm 2001 (Ảnh:
Thủ tướng Nhật Abe (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Modi trong cuộc gặp hồi năm 2001 (Ảnh: deccanchronicle)

Theo Diplomat, sau khi quá trình cải kinh tế diễn ra và chính phủ mới được bầu từ năm 2010, Myanmar giờ đây được xem là "ngôi sao mới nổi của châu Á" trong bối cảnh viễn cảnh đầu tư và thương mại quốc tế tươi sáng. Các quốc gia từng áp đặt các lệnh trừng phạt với Myanmar trong quá khứ giờ đây sẵn sàng đầu tư và hợp tác với quốc gia Đông Nam Á, đất nước sở hữu nhiều tài nguyên và một nền kinh tế có tiềm năng phát triển to lớn.
 
Nhiều quốc gia đã tìm đường vào Myanmar, trong đó đứng đầu là Trung Quốc. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc xuất hiện ở mọi nơi, dù là thương mại hay phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng bị xem là "ông chủ" và sự thành kiến đối với Bắc Kinh ngày càng gia tăng. Nhiều người Myanmar giờ đây tin rằng Trung Quốc tìm cách khai thác các tài nguyên thiên nhiên của Myanmar. Các cuộc xung đột gần đây tại khu vực Kokang dọc biên giới giữa hai nước đã khiến phức tạp quan hệ song phương ngày càng phức tạp.
 
Myanmar giờ đây mở cửa cho tất cả các doanh nghiệp, khuyến khích các quốc gia khắp thế giới xem nước này là một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, cùng các quốc gia khác, giờ đây đang trong quá trình thiết lập quan hệ kinh tế tại quốc gia Đông Nam Á. Hai quốc gia đặc biệt quan trọng với Myanmar là Nhật Bản và Ấn Độ, đều là hai "ông lớn" tại châu Á.
 
Nhật Bản tiến sâu vào Myanmar
 
Dù Nhật Bản, do sức ép của Mỹ, từng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chính quyền quân sự tại Myanmar, cắt giảm viện trợ, nhưng Tokyo không cắt hoàn toàn quan hệ. Thông qua các mối quan hệ riêng tư và ngoại giao cá nhân, Tokyo vẫn duy trì mạng lưới các doanh nghiệp và giới chức tại Yangon và tại Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar. Nhật Bản đã nối lại viện trợ cho Myanmar khi chính quyền quân sự được thay thế bằng chính quyền dân sự.
 
Trên thực tế, Nhật Bản từ lâu đã là một nhà tài trợ cho Myanmar, nước đầu tiên tại Đông Nám Á nhận bồi thường thiệt hại chiến tranh vào năm 2005. Mối liên hệ viện trợ đó vẫn rất mạnh. Khi chính quyền dân sự lên nắm quyền tại Naypyidaw, Tokyo đã xóa khoản nợ gần 3 tỷ USD cho Myanmar và cam kết các khoản vay mới cho một loạt dự án hạ tầng. Một nguồn viện trợ lớn của Nhật đã được dùng để hỗ trợ việc phát triển hệ thống đường sắt, các cơ sở y tế và các công trình công cộng khác.
 
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của Nhật vào Myanmar đã tăng đáng kể trong những năm gần đây và thực tế Nhật Bản đang bắt kịp Trung Quốc. Ví dụ vào năm 2013, đầu tư của Nhật Bản tại Myanmar là 55,7 tỷ USD, xấp xỉ con số 56,9 tỷ USD của Trung Quốc. Ba ngân hàng của Nhật gần đây đã nhận được 3 trong số 9 giấy phép được cấp cho các ngân hàng nước ngoài để hoạt động tại Nhật. Ba ngân hàng này, cùng với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), sẽ phát triển Khu công nghiệp Thilawa ở ngoại ô Yangon. JICA cũng có sự hiện diện đáng kể tại Myanmar với 35 nhân viên. Viện trợ của Nhật cho Myanmar sẽ không chỉ tăng lên, mà các tập đoàn của Nhật tham gia vào các dự án phát triển cũng được hưởng lợi.
 
Sự hiện diện của Ấn Độ
 
Ấn Độ cũng gia tăng sự hiện diện tại Myanmar trong thập niên qua. Thương mại song phương, ở mức chỉ trên 1 tỷ USD vào năm 2009, đã tăng lên gần 2 tỷ USD trong năm 2013-2014. Ước tính, con số đó có thể tăng lên 3 tỷ USD trong năm 2015 và hai bên đang đạt mục tiêu đầy tham vọng là 10 tỷ USD vào năm 2020.
 
Một loạt các công ty của Ấn Độ đã thiết lập hoạt động tại Myanmar trong đó có các tập đoàn dầu mỏ và khí đốt lớn như ONGC Videsh và GAIL. Các ngân hàng như Ngân hàng quốc gia Ấn Độ, Ngân hàng Ấn Độ, Ngân hàng Exim Ấn Độ đều mở văn phòng tại quốc gia Đông Nam Á.
 
Giống Nhật Bản, Ấn Độ không giới hạn quan hệ với Mynamar. Ngoài lĩnh vực thương mại, New Delhi giờ đây đang trợ giúp Myanmar trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. Gần đây, Ấn Độ đã giúp đỡ Myanmar đẩy mạnh các viện đào tạo thương mại và đào tạo các quan chức thương mại Myanmar về các vấn đề liên quan tới WTO.
 
Mặc dù cả Ấn Độ và Nhật Bản có lợi ích kinh tế tại Myanmar nhưng quan trọng hơn là vị trí chiến lược của nước này. Chính sách hướng đông của Ấn Độ sẽ không thể thực hiện nếu không có quan hệ mạnh mẽ và sự kết nối lớn hơn với Myanmar. Vì lẽ đó, cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tới thăm Myanmar vào năm 2012, trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ thăm quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 1987. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thăm Myanmar để tham dự Thượng đỉnh Đông Á và một chuyến thăm song phương dự kiến sớm diễn ra.
 
Hợp tác quyền lực mềm Ấn-Nhật
 
Trong khi đó, quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản đã phát triển trong thập niên qua, và quy mô đã mở rộng ra cả hợp tác an ninh và quốc phòng. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi tới Nhật Bản hồi tháng 9/2014 và sự đón tiếp nồng ấm mà ông nhận được từ nước chủ nhà đã thêm minh chứng cho mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa hai nước.
 
Cả hai nước đều có các lợi ích chiến lược tại Myanmar. Tất nhiên, bất kỳ hợp tác quân sự nào cũng có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng có tiềm năng để Ấn Độ và Nhật Bản thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại Myanmar.
 
JICA đang đầu tư 100 triệu USD vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại đông bắc Ấn Độ và điều này không chỉ trợ giúp sự phát triển của khu vực mà còn tăng cường kết nối với Myanmar.
 
Ngoài kinh tế, trợ giúp Myanmar, ví dụ như xây dựng các tổ chức đào tạo và các tài sản văn hóa - các lĩnh vực được xem là liên quan tới quyền lực mềm - có thể phục vụ lợi ích của cả Nhật Bản và Ấn Độ xét về lâu dài và tạo ra nền tảng hữu ích để phát triển cá dạng hợp tác khác.
 
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều có thể trợ giúp phát triển lĩnh vực kỹ thuật thông tin của Myanmar bằng cách thiết lập các tổ chức đào tào. Các lĩnh vực tiềm tàng khác là phát triển du lịch. Phật giáo cũng là một mối liên hệ quan trọng giữa 3 nước, và Nhật Bản đã tài trợ hào phóng để hồi sinh Đại học Nalanda tại Bihar. Hai nước cũng hợp tác để phát triển các trung tâm nghiên cứu đẳng cấp thế giới tại Myanmar, tập trung vào Phật giáo.
 
Mặc dù quan hệ đối tác Ấn Độ-Nhật Bản tại một nước thứ 3 chưa hình thành nhưng Myanmar là một địa điểm luận lợi để khởi động điều đó. Trên thực tế, điều đó hoàn toàn có lý vì sự tương đồng chiến lược ngày càng gia tăng giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và cũng bởi một thực tế rằng bản chất viện trợ mà hai nước này cung cấp cho Myanmar rất tương đồng, dù quy mô khác nhau.
 
An Bình