1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ấn Độ - Trung Quốc triển khai cuộc đấu vệ tinh quyết liệt

Tuần qua, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Anthony đã đến Bắc Kinh để thảo luận về “Hiệp định hợp tác phòng vệ biên giới”. Thời gian qua, New Dehli đã đầu tư ngân sách cực lớn để phát triển hệ thống định vị toàn cầu để nâng cao khả năng bảo vệ biên giới.

Ngày 07/07 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ đã tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyển thăm chính thức Trung Quốc trong thời gian 4 ngày. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ sau 7 năm nên nó nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong chuyến thăm này, đoàn đại biểu quân sự Trung - Ấn đã thảo luận về các nội dung: Tình hình an ninh khu vực và thế giới, khả năng hợp tác, giao lưu quân sự 2 nước và tình hình biên cương giữa 2 quốc gia.

Vì sao Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ lại đến thăm Trung Quốc trong khoảng thời gian này? Ông Đằng Kiến Quần - chuyên viên Vụ nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho biết, sự việc này có liên quan đến chuyến thăm Ấn Độ cách đây không lâu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Ông Đằng Kiến Quần nói: “Chúng ta biết được điểm đến đầu tiên ở Nam Á của Thủ tướng Lý Khắc Cường là New Dehli, đó chính là một sự kiện tốt đẹp đối với người Ấn. Tôi nhận thấy, chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ lần này là sự tiếp tục xu thế đẩy mạnh tiếp xúc và hợp tác, là tín hiệu tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa 2 nước nửa năm qua”.

Ông Vương Đức Hoa - Giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Đồng Tế cho rằng, chương trình nghị sự trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng AK Antony lần này, có liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ và hợp tác phát triển hải dương.

Vương Đức Hoa nói: “Chỉ cần nhìn vào mấy quan chức tháp tùng ông Antony là Tư lệnh quân khu phía đông, Tư lệnh vùng hải quân phía nam và Bí thư của Bộ trưởng quốc phòng cũng có thể nhận thấy Ấn Độ rất hy vọng có được hòa bình, ổn định ở biên giới giáp với Tây Tạng.

Ngoài ra, họ cũng hy vọng triển khai hợp tác với Trung Quốc về vấn đề hải dương, đặc biệt là Ấn Độ Dương, sau đó chúng ta cũng sẽ bàn với họ về vấn đề biển Đông. Thông qua đối thoại, 2 nước sẽ tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tình cảm hữu nghị giữa 2 dân tộc”.

Ấn Độ và Trung Quốc đang triển khai cuộc đấu vệ tinh? (Ảnh minh họa)

Ấn Độ và Trung Quốc đang triển khai cuộc đấu vệ tinh? (Ảnh minh họa)

2 tháng trước, Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc chiến lều bạt kéo dài hơn 20 ngày tại khu vực biên giới Ladakh - Kashmir, sau đó 2 bên đạt thành hiệp định giải quyết hòa bình, cùng rút quân khỏi khu vực trên. Trong chuyến thăm này, 2 bên sẽ thảo luận để đạt thành “Hiệp định hợp tác phòng vệ biên giới” mới, mở thêm các kênh thông tin, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau để giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới.

Vệ tinh dẫn đường đầu tiên thuộc Hệ thống dẫn đường vệ tinh khu vực Ấn Độ (IRNSS) sẽ được phóng lên trong tuần này. Theo tin cho biết, đây là quả đầu tiên trong số 7 quả vệ tinh dẫn đường khu vực của người Ấn. Theo tin từ Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ, đến năm 2015, 7 quả vệ tinh này sẽ kết thành một mạng lưới trong “Hệ thống dẫn đường vệ tinh khu vực”, cung cấp khả năng định vị chính xác, dẫn đường và các  dịch vụ khác trong phạm vi 1500km, trên lãnh thổ Ấn Độ và suốt dải biên cương của họ.

Có một số chuyên gia nhận định, “Hệ thống dẫn đường vệ tinh khu vực” IRNSS của người Ấn Độ lạc hậu khoảng 5 - 10 năm so với hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Ngụy Đông Húc cho rằng, phát triển muộn hơn nên IRNSS còn thua kém so với Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu là điều đương nhiên.

Ngụy Đông Húc cho biết, Hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu, phát triển, đã hình thành một mạng lưới khu vực, có thể bao trùm cả khu vực Đông Nam Á, sau này sẽ bao phủ trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, hiện Ấn Độ đã bắt đầu phát triển Hệ thống dẫn đường và định vị riêng của mình, tuy có muộn so với Trung Quốc một chút.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu trang bị các thiết bị đầu cuối của hệ thống Bắc Đẩu. Những kinh nghiệm và phản hồi được tích lũy trong quá trình sử dụng đã góp phần nâng cao tính năng và hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu. Trong khi đó, một số các linh kiện chủ chốt trong Hệ thống dẫn đường toàn cầu của Ấn Độ, ví dụ như các đồng hồ nguyên tử vẫn đang còn phải nhập khẩu từ phương Tây, điều này sẽ để lại một lỗ hổng không nhỏ về bảo mật an ninh.

Theo Đức Thắng
An ninh thủ đô