Ấn Độ "Đông tiến" đấu Trung Quốc
Hôm nay 18/6, tờ Bình luận Trung Quốc (BLTQ) của Hồng Kông đã đăng tải bài viết với nội dung Ấn Độ tăng cường “Đông tiến” nhằm đối phó với Trung Quốc.
Chiến hạm hải quân Ấn Độ vừa ghé thăm Việt Nam.
Những chiến lược này của Ấn Độ chỉ vì một mục đích không bị đẩy ra rìa trước các lợi ích chung của khu vực và toàn cầu. BLTQ cho biết hạm đội tàu chiến phía Đông của hải quân Ấn Độ cử 4 tàu chiến chở theo 1.200 sĩ quan và lính thủy binh, phối hợp với hải quân Việt Nam tổ chức tập trận cứu nạn chung ở gần biển Đông.
Tờ báo này rêu rao rằng Ấn Độ và Việt Nam đã dùng cuộc tập trận chung này để “thăm dò phản ứng” Trung Quốc. Sau khi tập trận chung với hải quân Việt Nam, hải quân Ấn Độ còn sang thăm Philippines. Lần này 4 quốc gia mà hạm đội tàu chiến phía Đông của hải quân Ấn Độ sang thăm, có 3 nước đang xảy ra tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc, hành động này của hải quân Ấn Độ không những nhằm mục đích thể hiện sức mạnh quân sự với các nước Đông Nam Á, mà còn có dấu hiệu dính líu đến những tranh chấp ở biển Đông.
Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh “tầm quan trọng của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế, an ninh và hoạt động phòng nhự của các nước trong khu vực”. Hơn nữa, Ấn Độ đang phát triển hợp tác an ninh trên biển với các nước như Việt Nam, Nhật Bản... Ấn Độ còn chủ động tăng cường mối quan hệ quân sự song phương với các nước khác ở châu Á nhằm lấy đó để đối kháng với chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Tuyến đường thương mại quan trọng như eo biển Malacca là mạch máu năng lượng nối liền với Ấn Độ Dương, 40% lượng hàng hóa thương mại của thế giới và hầu hết lượng dầu mỏ nhập khẩu vào Đông Á đều đi qua eo biển này. Nhu cầu lợi ích, tài nguyên và kỹ thuật ngày càng tăng của Ấn Độ có thể sẽ khiến quốc gia này gia tăng sức mạnh ở bờ Đông eo biển Malacca. Những nhân tố trên đã khiến Ấn Độ đang trở thành quốc gia có lợi ích liên quan đến an ninh và sự ổn định của khu vực này.
Sự phát triển ổn định của lực lượng hải quân Ấn Độ và các hoạt động hợp tác thương mại không ngừng được tăng cường của quốc gia này ở khu vực Thái Bình Dương cho thấy, hiện tại Ấn Độ có đủ khả năng để đảm bảo sự mở cửa và an ninh cho tuyến đường giao thông trên biển.
Bộ đôi tàu chiến INS SATPURA (F48) và INS RANVIJAY (D55) ở Đà Nẵng.
Tàu hộ tống INS Kirch (P62) do Thiếu tá Satish M Shenai làm thuyền trưởng trong chuyến thăm Việt Nam mới đây.
Tờ báo Hồng Kông này cho rằng, một trong những mục tiêu của hải quân Ấn Độ là bảo vệ an ninh của các tuyến đường vận chuyển tài nguyên năng lượng, Ấn Độ cần phát huy vai trò tích cực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với tư cách là một trong những nội dung của hoạt động tăng cường hợp tác quân sự với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ đang có kế hoạch cải thiện quan hệ với Australia và Thái Lan.
Mới đây, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ lần đầu tiên sang thăm Australia. Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã đồng thuận nhất trí tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Hai bên lên kế hoạch sẽ tổ chức tập trận chung vào năm 2015 nhằm thúc đẩy giao lưu quân sự giữa hai nước, từ đó nâng sự hợp tác phòng ngự giữa hai nước lên tầm cao “quan hệ đối tác chiến lược”. Tập trận chung là cơ hội để hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh của mình.
TQBL khẳng định, Ấn Độ mong muốn thiết lập quan hệ chiến lược bốn bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ để cùng nhau đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn ở khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời , Ấn Độ cũng muốn bán vũ khí cho Thái Lan.
Mỹ đang điều chỉnh chiến lược toàn cầu và đặt trọng tâm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chiến lược “tái cân bằng châu Á” của Mỹ nhằm thẳng vào quốc gia đang trỗi dậy là Trung Quốc. Nhật Bản với tư cách là một trong những đồng minh của Mỹ ở khu vực này, nội các của thủ tướng Shinzo Abe chủ động phối hợp với sự điều chỉnh chiến lược này của Mỹ, quốc gia này cũng đang tích cực điều chỉnh chiến lược của mình nhằm đột phá mục tiêu “hiến pháp hòa bình”.
Quân đội Ấn Độ gần đây thường xuyên tập trận với quân đội Mỹ nhằm đối phó với các thách thức chiến lược chung.
Còn Nhật Bản tích cực phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, xét ở bề ngoài là có lợi cho Mỹ thúc đẩy chiến lược mới “tái cân bằng” châu Á, về thực chất là hai bên cùng muốn mở rộng độ ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên trường quốc tế, mở rộng không gian chiến lược quốc tế, tranh thủ cơ hội để giành được lợi ích lớn nhất về chính trị và kinh tế.
Tờ BLTQ phân tích ý đồ chiến lược của quan hệ chiến lược mà Nhật Bản tăng cường với Ấn Độ là nhằm vào Trung Quốc, ý đồ chiến lược này rất phù hợp với nhu cầu chiến lược của Mỹ. Do đó, việc Nhật Bản không ngừng tăng cường mối quan hệ chiến lược với Ấn Độ cũng giành được sự ủng hộ của Mỹ, đồng thời cũng được phía Ấn Độ nhiệt tình phối hợp. Đây cũng là động lực khiến mối quan hệ Nhật - Ấn không ngừng được tăng cường như hiện nay.
Trong quá trình xây dựng mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Mỹ, Ấn Độ vẫn coi quan hệ chiến lược với Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Còn Nhật Bản khi xây dựng quan hệ chiến lược với Ấn Độ và Mỹ, cũng coi quan hệ chiến lược Nhật Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Trong mối quan hệ ba bên Mỹ Nhật Ấn, quan hệ Nhật - Mỹ và Ấn – Mỹ ở vị trí chủ yếu, còn quan hệ Nhật - Ấn ở vị trí thứ yếu. Hơn nữa, hai bên Nhật Bản và Ấn Độ cũng đều coi mối quan hệ chiến lược của hai nước phục tùng và phục vụ cho mối quan hệ chiến lược với Mỹ.
Cuối tháng 5 vừa qua, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sang thăm Nhật Bản để tăng cường hợp tác anh ninh, quốc phòng với quốc gia này. Ấn Độ tích cực hưởng ứng ý tưởng “hợp lưu” Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra, quốc gia này cũng đang tích cực chiển khai mối quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, tạo luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Ấn Độ và tăng cường các cuộc đối thoại liên quan đến lợi ích chung trong khu vực và trên toàn cầu.
BLTQ phân tích, Ấn Độ đã đề ra kế hoạch “ba bước” trong hợp tác chiến lược với Nhật Bản: Thứ nhất, tăng cường cơ chế khu vực, tăng cường sự đồng thuận; Thứ hai, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực một cách sâu rộng; Thứ ba, tăng cường gắn kết khu vực, dựa trên nguyên tắc tự do hàng hải được luật pháp quốc tế bảo vệ, duy trì sự thông suốt cho các hoạt động thương mại hợp pháp, giải quyết một cách hòa bình các vấn đề trên biển.
Tờ BLTQ cho rằng, đối với Ấn Độ, mọi sự nỗ lực của hai nước Trung Quốc và Mỹ để ký kết được những hiệp định có tính “bài xích” Ấn Độ, quốc gia Nam Á này đều hết sức quan tâm. Ấn Độ không nên lệ thuộc quá mức vào sự tồn tại của Mỹ tại châu Á. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh như hiện nay, Ấn Độ cần xây dựng mạng lưới quan hệ cân bằng đa phương cho riêng mình ở châu Á nhằm tránh rơi vào hoàn cảnh bị đẩy ra rìa trước các lợi ích chiến lược.
Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc tăng cường mối liên hệ chiến lược với Nhật Bản gần đây cho thấy, với tư cách là sự phản ứng trước việc quân đội Trung Quốc tiến vào khu vực Aksai Chin và đối đầu với Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua, một phần mạng lưới quan hệ ngoại giao đang được xây dựng lại.
Trong quá trình phát triển hải quân, Ấn Độ vấp phải hai trở ngại lớn là vốn và kỹ thuật, trước tình hình này, việc Ấn Độ tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác có thể là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề vị thế chiến lược của quốc gia này đang bị đe dọa. Ấn Độ cần tích cực hơn để duy trì nhiều cuộc tiếp xúc đối tác chiến lược hơn, dự báo và xóa bỏ những rủi ro bị đẩy ra rìa chiến lược cho chính mình.
10 năm đầu của thế kỷ XXI, mong muốn được phát triển mối quan hệ mật thiết hơn với Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các nước láng giềng của Ấn Độ đã khiến quan hệ ngoại giao Ấn Độ có được sự cải thiện nhất định. Nhưng do tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ bị chậm lại và thời gian vừa qua, quốc gia này đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề gây ảnh hưởng xấu trong nước (như liên tục xảy ra các vụ hiếp dâm, scandal của chính phủ...), hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế của Ấn Độ hiện đang bị xấu đi rõ rệt, chính sách ngoại giao tích cực tham gia sẽ trở thành nguồn động lực giúp Ấn Độ thoát khỏi vị thế quốc tế ngày càng nguy hiểm này.
Đồng thời, Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ trước sự tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc. Cho dù là mở rộng hạm đội hải quân hay xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo phía Đông, cái cớ quan trọng nhất là “đề phòng hải quân Trung Quốc” nhằm củng cố vị thế chiến lược của quân độ Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, lợi dụng sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tuyến đường giao thông huyết mạch trên Ấn Độ Dương để chống lại sự tồn tại của quân độ Trung Quốc.
BLTQ kết luận sự hợp tác giữa hai nước Trung - Ấn trên Ấn Độ Dương nhiều hơn sự cạnh tranh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và độ hợp nhất của nền kinh tế thế giới ngày càng được mở rộng đã khiến cả hai nước ngày càng phụ thuộc vào biển. Hai nước cần tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, mở rộng hợp tác thương mại, kiểm soát những tranh chấp về biên giới để mối quan hệ hai nước được phát triển theo hướng tích cực, bền vững.