1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất

(Dân trí) - Chúng là những loại vũ khí có thể chưa kịp hoặc đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường, nhưng cũng có thể mãi mãi chỉ là sự tưởng tượng phong phú của con người, như tàu sân bay trên không, xe tăng xích xoắn hay bom "người dơi"…

 

9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 1


1. Tàu sân bay bay đã góp một phần vào trong bộ sưu tập tưởng tưởng của dân chúng thời chiến. Trông chiếc tàu sân bay này giống với một chiếc tàu đệm hay chiếc xe hơi biết bay hơn. Và rất may ý tưởng xây dựng tàu sân bay trên không này không bao giờ được “đơm hoa kết trái”, chỉ “sống” trong những cuốn tiểu thuyết. Chúng sẽ dễ dàng bị bắn hạ, ngốn nhiều nhiên liệu và chỉ có vài ưu điểm.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 2
 
2. Sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến có thể được phản ánh qua các phương tiện chiến đấu. Chó chống tăng là một sáng tạo của Liên Xô (cũ) được cho là đã “hạ” được hơn 300 xe tăng Đức trong Thế chiến II. Chó được dạy để tìm thức ăn dưới xe tăng. Chúng được quấn “đai bom” trên lưng cùng với đòn bẩy - thiết bị sẽ kích hoạt khối bom ngay khi những con chó chạy tới bên cạnh xe tăng. Sau đó, quân Đức đã đối phó lại với “mẹo” này bằng cách phóng lửa đuổi chó.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 3
 
3. Xe tăng Sa hoàng được Nga xây dựng với 2 bánh trước lớn, có đường kính rộng 8,2m, kéo theo một bộ bánh nhỏ hơn rất nhiều ở sau. Bên trên là súng hạng nặng lớn. Đây là một trong số ít xe tăng không có bánh xích, được thiết kế vượt qua mọi chướng ngại vật. Nhưng thiết kế của nó quá cồng kềnh và không đáp ứng được thực tế chiến trường vì vậy mà nhanh chóng bị hủy bỏ.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 4
 
4. Mìn lần tăng Goliath là loại mìn chống xe tăng được điều khiển từ xa, mang gần 100kg thuốc nổ và được điều khiển lái về phía xe tăng kẻ thù rồi phát nổ. Loại mìn này được Đức chế tạo và được sử dụng suốt Thế chiến II, trên tất cả các mặt trận, mà quân đồng minh gọi là xe tăng con bọ.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 5
 
5. Xe tăng bánh xoắn không dùng loại xích thông thường, mà thay vào đó là những rãnh xoắn lớn. Bánh rãnh xoắn này hoạt động như nguyên lý của một chiếc tua vít điện cắm vào một khúc gỗ, vì vậy loại bánh này bám chặt mặt đất, dù có đường có dốc đến mấy. Tuy nhiên, loại xe này chạy không ổn định và quá nhẹ để sử dụng trong chiến trường.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 6
 
6. Khí cầu yểm hộ là loại vũ khí được hàng trăm người treo trên khắp các thành phố trong Thế chiến II. Giống như những quả mìn trôi nổi, khí cầu yểm hộ này làm cho máy bay của kẻ địch khó có thể bay thấp và có thể “hạ” máy bay bằng đống dây và thiết bị gây cháy.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 7
 

7. Vào cuối Thế chiến II, khi kim loại trở nên khan hiếm, Dự án Habbakuk là nhằm tạo những tàu sân bay bằng pykrete, một hợp chất bằng băng đá và bột gỗ. Hợp chất này đủ dày để chống chọi với lửa đạn của kẻ thù, dễ chuẩn bị, là nguyên liệu rất tiết kiệm để chế tạo tàu lớn. Song chiến tranh đã kết thúc trước khi những con tàu này được hiện thực hóa.

 

9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 8

8. Thật ngạc nhiên là con người đã từng "chế" cả “bom dơi” hay "bom người dơi". Ý tưởng xây dựng rất đơn giản: đặt thiết bị nổ lên những con dơi, hạ nhiệt độ bên trong quả bom để chúng không bị kích hoạt trong quá trình bay, rồi sau đó thả dơi vào trong thành phố của kẻ thù. Tại thời điểm đã gài đặt, tất cả những con rơi sẽ phát nổ thành hàng ngàn quả cầu lửa, gây hỏa hoạn khắp thành phố.
 
 
9 phát minh vũ khí chiến tranh “kỳ lạ” nhất - 9
 

9. Xe jeep bay được chế tạo theo một hợp đồng tạo trực thăng hạng nhẹ có thể đậu trên mọi địa hình. Nhiều mẫu đã được đưa ra, nhưng chúng chưa bao giờ được đi vào sản xuất hoàn toàn. Mặc dù trông rất ổn trên bản vẽ, nhưng những cỗ xe jeep biết bay này trên thực tế lại không thể chống chọi được với “sức nóng” của chiến trường.

 

Phan Anh

Theo CCTV