1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

5 sự kiện ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á

(Dân trí) - Ở thời điểm năm 2015 cận kề, các chuyên gia của tạp chí The Dipolmat đã chọn ra các sự kiện tiêu biểu tại châu Á liên quan tới chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực này trong năm qua.

Sau đây là danh sách 5 sự kiện trong năm 2014 đã ảnh hưởng tới những chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những sự kiện có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc Washington có thể tăng hoặc giảm độ cam kết của nước này với khu vực trong năm 2015.

1. Cuộc chiến không mong muốn với IS

Các chuyên gia của The Diplomat từng nhận định cuộc chiến chống IS không khác gì một kiểu cuộc chiến mơ hồ và thiếu chiến lược rõ ràng của Mỹ tại Trung Đông, điều làm cho Washington khó có thể dễ dàng thực hiện chính sách xoay trục sang các khu vực khác.

Một thành viên của IS
Một thành viên của IS

Cuộc chiến này đã có thể không xảy ra nếu Mỹ nắm quyền kiểm soát ở Trung Đông cũng như ngăn chặn thành công việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chỉ có những người thuộc phe tân bảo thủ ở Mỹ tin rằng đó là cuộc chiến mà Washington nắm chắc phần thắng, hoặc đó có thể được coi là một hình thức để tìm cách tăng ngân sách quốc phòng trong thời gian tới.

Với những kết quả thu được kể từ khi Mỹ cùng liên minh quốc tế phát động chiến dịch không kích IS tại Iraq và Syria, kết quả thu được không thực sự khả quan.

Trong bài phát biểu hồi tháng trước, Tổng thống Barack Obama đã công bố giai đoạn hai của cuộc chiến chống IS, theo đó Mỹ sẽ điều 1.500 binh sĩ tới Iraq. Tuy nhiên, những đơn vị này sẽ chỉ tham gia vai trò cố vấn và vạch định chiến lược, thay vì tham chiến.

2. Vấn đề biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng

Đã từng có những tranh luận gay gắt về những hành động của Trung Quốc trong năm 2014 là mới hay cũ. Có người cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông không mới, chỉ có thêm các hành động nhằm đạt được mục đích. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc luôn “cao giọng” trong chính sách đối ngoại.

Tàu Trung Quốc bị tố khảo sát trái phép tại vùng biển của Nhật Bản

Tàu Trung Quốc bị tố khảo sát trái phép tại vùng biển của Nhật Bản

Các chuyên gia của The Diplomat cho rằng Trung Quốc đã nghiên cứu rất kỹ vấn đề của Liên bang Xô viết trước đây. Do đó, Bắc Kinh không muốn đi vào “vết xe đổ” bằng cách tạo ra những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Chiến lược của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo khá rõ ràng. Những hành động chớp nhoáng để gây ra một sức ép ở phạm vi nhỏ, từ đây đưa ra các tuyên bố đòi chủ quyền. Nếu Mỹ tiếp tục chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới, các quốc gia Đông Nam Á rõ ràng sẽ có thêm lựa chọn để đưa ra phản ứng của mình trong vấn đề tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên, đến lúc này, Washington vẫn còn đang "mắc kẹt" bởi IS hay tình hình tại Ukraine.

3. Quyền chỉ huy tác chiến thời chiến giữa Mỹ và Hàn Quốc

Trong nhiều năm qua, chính phủ Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần thảo luận về quyền chỉ huy thời chiến (OPCON) giữa quân đội hai nước. Tưởng như các bên đã đạt được thỏa thuận về thời điểm chuyển giao OPCON trong năm nay nhưng tháng 10 vừa qua, hai nước đã hoãn chuyển giao. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết vấn đề chuyển giao OPCON từ nay sẽ dựa vào tình hình thực tế, thay vì căn cứ vào thời gian biểu như trước.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung
Quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung

Lâu nay, Mỹ đã muốn giảm bớt sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào quân đội nước này bằng cách ấn định thời hạn chuyển giao OPCON, qua đó có thể giảm bớt ngân sách dành cho số quân lên tới 28.500 binh sĩ đang đóng tại quốc gia Đông Bắc Á này. Tuy nhiên, các chuyên gia của The Diplomat cho rằng Seoul muốn Washington nắm hoàn toàn OPCON sẽ là một "lá chắn" vững chắc cho nước này trước những nguy cơ từ Triều Tiên.

4. Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc

Năm 2014 chưa phải là năm tồi tệ nhất cho mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Seoul và Tokyo tiếp tục lạnh nhạt, sẽ rất khó để cho Mỹ có thể khai thác được "lợi ích" chung cùng với hai đồng minh ở Đông Bắc Á trước những thách thức trong khu vực hiện nay.

5. Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên của Liên hợp quốc

Tháng trước, một nghị quyết yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế với những cáo buộc chính quyền nước này có những hành vi “chống lại nhân loại” đã được thông qua. Ngay sau đó, Bình Nhưỡng đã đưa ra tuyên bố “trừng phạt thảm khốc” những bên ủng hộ nghị quyết này, động thái làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Ngọc Anh
Tổng hợp