F1 Men: Làm thế nào để duy trì hào quang?

Giải đua nhanh nhất hành tinh F1 được bắt đầu tổ chức từ năm 1950 với chặng đua đầu tiên diễn ra tại Silverstone (Anh) vào ngày 13/5 và kể từ đó, nó trở thành giải đua thường niên.

Bao thế hệ người hùng đã được gọi tên từ những đường đua nghẹt thở. Vinh quang vốn thật hào nhoáng nhưng đôi khi, vị của nó rất đắng.

 

Sống cùng thử thách

 

Chưa cần đến đường đua, F1 đã thể hiện mình là một môn thể thao khó nhằn thông qua động cơ khủng. Công suất của một chiếc động cơ F1 đạt tối đa là 1.000 mã lực và tốc độ quay có thể lên tới 19.000 vòng/phút, trung bình tiêu hao hết 75 lít nhiên liệu sau 100 km. Dù vậy, mỗi động cơ trị giá hàng triệu USD cũng sẽ hoàn tất vòng đời sau 2 giờ. Bên cạnh đó, lốp xe cũng có vai trò rất quan trọng và phải được thay liên tục. Bởi khi đua, nhiệt độ ma sát của bánh nơi tiếp giáp mặt đường có thể lên đến 12500C.

 

Bước vào đường đua, các tay đua phải chiến đấu cùng lúc với tốc độ, sự khắc nghiệt trong điều kiện môi trường khoang lái và hàng loạt những chướng ngại khiến họ có thể sút 4 kg trong suốt cuộc đua. Trong chặng đua, việc 20 tay đua phải lái vừa an toàn vừa hết mình từ đầu đến cuối là điều gần như không xảy ra.

 
 
Giờ là số giờ một động cơ xe F1 trị giá hàng triệu USD hoàn tất vòng đời
Giờ là số giờ một động cơ xe F1 trị giá hàng triệu USD hoàn tất vòng đời

 

Trước đây, vật dụng bảo hộ HANS khi vừa mới trang bị nhằm giúp các tay đua giảm thiểu chấn thương cổ đã vấp phải phản ứng của nhiều tay đua vì tính bất tiện của nó. Bởi trong khoang lái khá nhỏ hẹp, thiết bị này phần nào bó hẹp không gian khiến các tay đua không thoải mái. Nhưng về sau, đây là thiết bị bảo hộ bắt buộc được FIA quy định bên cạnh mũ bảo hiểm và bộ quần áo bảo hộ.
 
Tất cả các vật dụng bảo hộ này đều phải được thiết kế theo quy chuẩn từ những vật liệu có khả năng chống cháy, cách nhiệt và chống sốc. Tất nhiên, dù có được chế tạo đúng quy cách thì công bằng mà nói, chúng khó lòng đem lại sự thoải mái thật sự cho các tay đua.
 
 
Các tay đua luôn chú trọng đến các trang thiết bị bảo hộ hiện đại
Các tay đua luôn chú trọng đến các trang thiết bị bảo hộ hiện đại
 
 

 

Do đó, sau lớp bảo hộ đó phải là một cơ thể khỏe mạnh, thoải mái từ bên trong. Ngoài đôi tay lái vững chắc thì các tay đua phải sử dụng cái đầu để tính toán linh hoạt. Nếu cái đầu đó bức bối, đồng nghĩa với việc, những đường lái kém sắc.
 
Do đó, dù chỉ là chi tiết nhưng trước khi bước vào cuộc đua,  tay đua nào cũng phải dành thời gian để chăm sóc “cái gốc” của mình. Chẳng lạ khi nhiều tay đua ưa “chải chuốt”, bởi anh ta đang ý thức rất rõ về một chiếc mũ bảo hiểm vô hình, bảo vệ và mang lại sự thoải mái cho cái đầu theo đúng nghĩa đen.

 

Duy trì vinh quang

 

Với tất cả những thử thách được phô bày, những kẻ phô diễn kỹ năng và dành chiến thắng trên đường đua luôn xứng đáng được tán tụng. Đó là vinh quang đáng để tận hưởng nhưng đầy thử thách. Những anh hùng tốc độ luôn được xem là những kẻ chiu chơi, thiếu kiềm chế và dễ sa đà vào những thứ hào nhoáng mà anh ta có.
 
Nếu không tự bảo vệ mình, sự tuột dốc là sớm muộn. Huống hồ, F1 không phải là môn thể thao dễ dàng để các nhà vô địch tại vị nếu họ thiếu nỗ lực. Bên cạnh đó, việc duy trì vẻ lịch lãm, ngạo nghễ (dù chỉ là bề ngoài) với các tay đua cũng khá quan trọng, nhất là khi họ trở về với cuộc sống thường nhật. Đó là sự bảo vệ hình ảnh.
 
 
Ngưởi hùng của đội đua Lotus - Kimi Raikkonen
Ngưởi hùng của đội đua Lotus - Kimi Raikkonen
 

 

Trong số các tay đua F1 vô địch được đánh giá cao thì có lẽ, về phong cách sống và nhiều thứ khác, “người băng” Kimi Raikkonen luôn được xem là mẫu mực. Người ta không thấy anh phô trương mặc dù anh xứng đáng với điều đó. Với tay đua người Phần Lan này, nơi tỏa sáng của anh chỉ có thể là đường đua.

 

Mặc dù chưa dành giải quán quân ở chặng đua nào kể từ khi trở lại với F1 từ đầu năm nay, nhưng anh vẫn được giới chuyên môn coi là một ẩn số đáng ngại.  Bởi có lẽ, Kimi luôn là người biết cân nhắc và biết bảo vệ mình để bứt phá trong những giai đoạn quyết định.

 

Quang Vinh