Thiếu phòng học, không điện thắp sáng, trạm xá, nước sạch..., đường đi lại vất vả là những khó khăn, thiếu thốn mà thầy và trò Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (Quế Phong, Nghệ An) hàng ngày đối diện.
Từ trung tâm thị trấn huyện Quế Phong, mất gần 2 giờ đồng hồ đi xe máy, vượt qua những lối mòn cheo leo vắt qua sườn núi mới đến được Trường Tiểu học Tri Lễ 4, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An.
Mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa đường ngập trong bùn đất lầy lội, có đoạn phải dùng dây thừng kéo xe qua đường trơn trượt hay đi bộ nhiều km...
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nằm giữa bản làng người Mông. Được thành lập từ năm 1982, đến nay đã hơn 42 năm, đây là một trong những trường khó khăn nhất của huyện Quế Phong nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung.
Ngôi trường có nhiều không, như: không điện thắp sáng, wifi, nước sạch, trạm y tế, chợ, đường nhựa, nhà công vụ, công trình phụ cho cả giáo viên và học sinh và đặc biệt là không giáo viên nữ…
Thầy Thò Bá Sinh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 chia sẻ, năm học 2023-2024, trường có 15 lớp với 283 học sinh (bình quân 19 học sinh/lớp). Có 3 điểm trường: Điểm chính có 6 lớp, 124 học sinh; 2 điểm lẻ 8 lớp đơn, 1 lớp ghép với 159 học sinh.
Tối đến, các thầy giáo tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4 sử dụng nguồn điện pin năng lượng mặt trời do nhà hảo tâm tặng, tuy nhiên cũng không ổn định và cũng chỉ đủ bật bóng đèn khi trời đã tối hẳn. Muốn có sóng điện thoại 4G, các thầy phải leo lên ngọn núi khá cao để dò sóng khi có công việc cần báo cáo ra bên ngoài.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đang có kế hoạch dồn học sinh lớp 3, 4, 5 ở điểm trường lẻ về điểm trường chính (bản Mường Lống), nhằm tạo cho các em cơ hội học tập, vui chơi, giao lưu lẫn nhau để phát triển năng lực, phẩm chất và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, tự quản. Tuy nhiên, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu dạy học của giáo viên, học sinh.
"Trường Tiểu học Tri Lễ 4 chưa có phòng học khang trang, chưa có phòng thiết bị, phòng Đội, phòng y tế, phòng trực bán trú hay các phòng chức năng khác. Các phòng học được phụ huynh làm tạm bằng gỗ thô, diện tích hẹp, chỉ 20-25m2/phòng nhưng nay đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, chưa có kinh phí sửa chữa", thầy Thò Bá Sinh chia sẻ.
Cũng theo thầy Thò Bá Sinh, năm học 2023-2024, trường còn thiếu phòng học tối thiểu để thực hiện công tác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Qua báo Dân trí, nhà trường mong nhận được hỗ trợ xây dựng thêm phòng học để đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc dạy và học.
Ông Xồng Bá Cha, Phó chủ tịch UBND xã Tri Lễ, cho biết Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nằm trong thung lũng Mường Lống. 100% học sinh ở đây đều là con em đồng bào dân tộc H'Mông. Bà con nơi đây chủ yếu làm nương rẫy, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn hạn chế.
Cuộc sống khó khăn nên việc đầu tư cho con em học tập còn nhiều hạn chế. Trình độ dân trí không đồng đều, còn nhiều hủ tục lạc hậu.
Tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4, nhiều năm trước có đơn vị hỗ trợ xây dựng cổng trường. Tuy nhiên, đến nay cổng trường này đã hư hỏng, xuống cấp, sẽ phải dỡ bỏ.
Khu vực đất trống và cổng trường được nhà trường dự kiến làm nơi xây dựng 2 phòng học.
Không có phòng vi tính nên nhà trường phải đưa máy móc để tạm ở phòng hội trường. Cũng vì thế, nhà trường không có phòng họp, sinh hoạt chung.
Do thiếu cơ sở vật chất nên các giáo viên phải ở chung trong một căn phòng chật hẹp, ngủ giường tầng...
Các giáo viên phải tận dụng khoảng đất phía sau phòng ngủ dựng tạm căn chòi làm nơi nấu ăn.
Các em học sinh tại Trường Tiểu học Tri Lễ 4 không chỉ thiếu thốn về phòng học mà trang thiết bị phục vụ việc học cũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 được thành lập hơn 40 năm nhưng hiện nay còn quá nhiều thứ phải lo.
Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 5162 xin gửi về:
1. Báo Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 5162)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
2. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tel: 0914.86.37.37
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269