1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1584:

Đau đáu ánh mắt cầu cứu của bé 3 tuổi bị câm, điếc bẩm sinh

(Dân trí) - Đã xa một thời gian nhưng ánh mắt khao khát được nghe thấy âm thanh và cất tiếng nói của bé Khánh Thi khiến tôi nhớ mãi. Điều trăn trở đó là cô bé có thể thực hiện điều ước ấy nhưng bố mẹ nghèo nên em phải chấp nhận sống cả đời khuyết tật.

Em bé đáng thương ấy có cái tên thật đẹp Nguyễn Khánh Thi (thôn Văn La, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) mà tôi đã gặp tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW. Lần nào cũng vậy, sau khi được thăm khám và tư vấn của bác sĩ, mẹ của em là chị Phạm Thị Dương lại ngậm ngùi bế con ra về, vừa đi vừa gạt nước mắt. Con bé condường như biết mẹ buồn nhưng không thể nghe, cũng không thể nói được nên chỉ biết nhìn mẹ trân trân rồi nhăn nhăn trán ra chiều không vui.

Khánh Thi bị điếc sâu bẩm sinh cần phải cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe và nói được.
Khánh Thi bị điếc sâu bẩm sinh cần phải cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe và nói được.

Nhìn cảnh ấy, bác sĩ Lê Hồng Anh (Khoa Tai, Tai – Mũi – Họng) trải lòng: “Hai mẹ con lên bệnh viện thăm khám cũng nhiều lần rồi nhưng không có tiền nên đành chấp nhận phải về như thế. Tội con bé quá, tuổi của bé vẫn nằm trong “thời điểm vàng” để cấy điện cực ốc tai nhưng kinh phí lên đến mấy trăm triệu đồng, gia đình không lo được nên có lẽ bé phải chịu sống cả đời trong câm lặng thôi em ạ”.

Khánh Thi bị điếc sâu bẩm sinh cần phải cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe và nói được.
Gia đình nghèo khó, chị Dương không có tiền để chữa trị cho con nên lần nào khám xong ở bệnh viện chị cũng ngậm ngùi cho con về.

Tại bệnh viện, Khánh Thi hồn nhiên và dễ thương lắm. Gần 3 tuổi, nhưng chưa một lần em nghe thấy âm thanh nên sự tò mò càng nhiều hơn khiến cô bé cứ mải miết chăm chú nhìn mọi thứ. Một em bé được bố mẹ bế ẵm đi qua, em cũng nhìn rồi ra chiều vẫy vẫy tay chào. Khi vào phòng bác sĩ khám, Thi cũng ngồi ngoan lắm, đôi mắt em tròn xoe nhìn như một điều ám ảnh bởi để cứu được đôi tai của em chỉ còn biện pháp duy nhất là cấy điện cực ốc tai với chi phí thấp nhất cũng phải mất đến 400 triệu đồng.

Hàng ngày làm công việc khâu nón, chị Dương chỉ đủ tiền lo cho con bữa cơm.
Hàng ngày làm công việc khâu nón, chị Dương chỉ đủ tiền lo cho con bữa cơm.

Nhìn con gái, chị Dương sụt sùi kể: “Từ ngày chị sinh cháu ra, cháu đã không nghe được em ạ. Cũng đã nhiều lần chị cho cháu đến bệnh viện khám, bác sĩ nói cháu bị điếc sâu bẩm sinh và cũng đã đeo thử máy trợ thính một thời gian nhưng không ăn thua gì cả. Bây giờ để con nghe được chỉ có thể cấy điện cực ốc tai thôi nhưng số tiền lớn quá, anh chị không thể có được, cũng không biết đi vay ai nữa”.

Khánh Thi đã từng dùng máy trợ thính nhưng vì tình trạng quá nặng nên không có kết quả gì.
Khánh Thi đã từng dùng máy trợ thính nhưng vì tình trạng quá nặng nên không có kết quả gì.

Ở nhà, công việc hàng ngày của chị Dương là khâu nón lá với thu nhập 20.000 đồng/ ngày, chỉ đủ bữa rau, bữa cháo cho con nên số tiền khổng lồ kia là điều không tưởng. Chị tâm sự: “Nếu ngồi làm miết sẽ được nhiều tiền hơn em ạ nhưng chị vừa phải trông cháu, vừa làm nên hôm được, không không. Hiện tại anh chị cũng chưa có nhà ở mà đang ở nhờ nhà ông bà ngoại nên cũng không có gì để mà cầm cố hay bán đi để có tiền chữa cho con”.

Nói rồi chị lại cúi mặt khóc, vừa nghĩ thương con, vừa giận bản thân mình là cha là mẹ nhưng lại bất lực nhìn con chịu thiệt thòi. Chị tiếp lời: “Chưa dám nói đến cuộc sống, tương lai và công việc học tập của cháu sau này, nhưng trước mắt anh chị có tội với con nhiều lắm bởi một đôi tai bình thường cho cháu anh chị cũng không cho con được em ạ”.

Hiện tại em đã gần 3 tuổi nếu như không được cấy điện cực ốc tai, thời điểm vàng của em sẽ qua.
Hiện tại em đã gần 3 tuổi nếu như không được cấy điện cực ốc tai, thời điểm "vàng" của em sẽ qua.

Luôn dõi theo mẹ nói chuyện, cô bé Dương hồn nhiên, em cười khi tôi ra hiệu em lại gần để ôm nhưng gương mặt lại biến sắc ngay khi nhìn mẹ khóc. Đôi bàn tay bé xíu, em khẽ áp lên má mẹ như để lau khô đi những giọt nước mắt còn đang ướt nhèm khiến chị Dương càng nức nở. Thương con mà không biết làm gì cho con, chị chỉ ước: “Giá mà có biện pháp thay thế được tai của chị cho cháu thì chị chấp nhận luôn, không phải suy nghĩ làm gì em ạ. Đằng này...”

Là người điều trị trực tiếp cho bé Khánh Thi, bác sĩ Hồng Anh cho biết thêm: “Bé giờ chỉ còn hơn 1 tháng nữa là 3 tuổi nếu như không được cấy điện cực ốc tai sẽ là một điều rất đáng tiếc vì thời điểm vàng của em sẽ qua. Không nghe được, đồng nghĩa với việc bé sẽ không thể nói và chấp nhận cuộc đời của một người khuyết tật...”.

Lần nào đến viện chị Dương cũng phải ngậm ngùi cho con về mà trong lòng nghẹn đắng.
Lần nào đến viện chị Dương cũng phải ngậm ngùi cho con về mà trong lòng nghẹn đắng.

Biết được thông tin của bác sĩ, chị Dương càng trở nên cuống quýt, vội vàng và sợ hãi hơn. Phải chứng kiến con cả một đời sống trong câm lặng chỉ vì bố mẹ nghèo quá không có tiền chữa trị, trong lòng chị đau đớn như đang bị ai xé ra trăm mảnh. Ngậm ngùi, chấp nhận nhưng sự thật nghiệt ngã khiến chị còn mơ ước một điều “tàn nhẫn”: “Số con bé sao lại khổ thế hả em, giá như nó là con của một gia đình giàu có thì nó đã không phải khổ như làm con của anh chị em ạ”.

Khánh Thi sẽ phải chấp nhận cuộc sống của người khuyết tật cho dù cơ hội của em rất lớn.
Khánh Thi sẽ phải chấp nhận cuộc sống của người khuyết tật cho dù cơ hội của em rất lớn.

Lời nói của chị khiến tôi cũng thấy trong lòng mình đau nhói. Trước mặt là cô bé Thi, em vẫn đang tròn xoe mắt nhìn như muốn cố hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhìn con, chị Dương gạt nước mắt, nén nỗi đau để đôi chân không bị khụy xuống nhưng trong lòng tan nát khi nghĩ đến những ngày phía trước cho cuộc đời của con.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1584: Anh Nguyễn Văn Minh và chị Phạm Thị Dương (thôn Văn La, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)

Số ĐT: 01645.669.537

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh