Nga - Việt hội đàm triển vọng hợp tác thương mại và kinh tế

Chương trình hội đàm hướng đến bước tiến mới trong quan hệ song phương về thương mại, kinh tế và hợp tác đầu tư. Trong đó, các bên sẽ thảo luận về triển vọng của vùng thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng Kinh tế Á Âu.

Bộ Công thương Nga, thành viên phái đoàn Chính phủ Liên bang Nga, đứng đầu là Thủ tướng Dmitry Medvedev đã tới Hà Nội - thủ đô nước CHXHCN Việt Nam. Trong chương trình này, Bộ trưởng sẽ tham gia họp Ủy ban Liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác thương mại, kinh tế, và khoa học kỹ thuật, cũng như hội đàm với các lãnh đạo nước Việt Nam. Vào ngày 7/4, Bộ trưởng sẽ đến TPHCM để gặp mặt các doanh nghiệp Nga và Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức, Phái đoàn sẽ hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Chương trình hội đàm hướng đến bước tiến mới trong quan hệ song phương về thương mại, kinh tế và hợp tác đầu tư. Trong đó, các bên sẽ thảo luận về triển vọng của vùng thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước Cộng đồng Kinh tế Á Âu.

Nghị trình cũng bao gồm thảo luận về các vấn đề trong thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, các chương trình hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, cũng như nâng tầm hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Bộ Công thương Nga đánh giá cao triển vọng của các lĩnh vực công nghệ tiên tiến như luyện kim, đóng tàu bay, sản xuất máy móc đặc biệt và phương tiện vận tải, đóng tàu biển, hóa chất. Bên cạnh đó triển vọng Nga cung cấp thiết bị hàng không cho Việt Nam cũng là một trọng tâm của chương trình. Cụ thể là máy bay dân sự “Sukhoi Superjet 100”, đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong nước và khu vực.

Tổng cộng có 17 dự án đầu tư trọng điểm đang được triển khai bởi Ủy ban Liên chính phủ Nga – Việt về hợp tác thương mại, kinh tế, và khoa học kỹ thuật trị giá hơn 20 tỉ đô la Mỹ. Việc hiện thực hóa các dự án này sẽ tăng kim ngạch thương mại song phương gấp 2.5 lần từ 3.75 tỷ đô la năm 2014 lên 10 tỷ đô la vào năm 2020.

Danh sách các dự án đầu tư trọng điểm Nga – Việt được phê duyệt tại phiên họp thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Việt – Nga về thương mại, kinh tế, và hợp tác khoa học – kỹ thuật vào ngày 06 tháng 09 năm 2014, gồm:

1.         Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất trang thiết bị cho công tác y tế sinh hóa – theo yêu cầu của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

2.         Hợp tác giữa công ty “Zarubezhneft” và “Petro Vietnam” trong các dự án dầu mỏ và khí đốt song phương Nga – Việt.

3.         Thi công nhà máy sản xuất Titanium tại Việt Nam (Tập đoàn “VSMPO-Avisma”).

4.         Thi công các nhà máy nhiệt điện theo hợp đồng “Xây dựng, Vận hành, Chuyển giao” Sông Hậu 3, Vũng Áng 3, Quảng Trạch 2 (Tập đoàn “Inter RAO”).

5.         Quảng bá máy bay dân dụng tầm trung “Sukhoi Superjet 100” (SSJ-100) (Tập đoàn Đóng tàu bay Thống Nhất).

6.         Vật tư và thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1; và hiện đại hóa nhà máy thủy điện Hòa Bình (Công ty “Silovie Mashiny”).

7.         Tham gia thi công và gia cố mỏ than Khe Chàm – giếng số 2 và số 4 (Công ty “ZUMK-Engineering”).

8.         Tham gia hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Dung Quất.

9.         Thi công tổ hợp khách sạn tại Cam Ranh (SP “Russkaya Kamran Development”).

10.       Dự án hợp tác phát triển hạ tầng giữa Petro Vietnam và NK Rosneft tại thềm lục địa biển Pechora.

11.       Sản xuất toa xe lửa cho Việt Nam (OAO “Uralvagonzavod” /UralRailwayCar).

12.       Gasprom Viet mở rộng hoạt động tới các mỏ khoáng sản mới tại Nga.

13.       Cung cấp tua bin ga mặt đất và công trình nén khí đốt cho Việt Nam (Công ty Thi công Động cơ Thống Nhất - Nga).

14.       Thi công nhà máy sản xuất a-xít sun-phu-rích công suất 300 nghìn tất hy-đờ-rát mỗi năm (ZAO “Intertest”).

15.       Cung cấp trực thăng và trung tâm dịch vụ hậu cần đa chức năng cho Việt Nam (Công ty Trực thăng Nga). 

16.       Thi công nhà máy sản xuất xỉ titan công suất 75 nghìn tấn mỗi năm (OOO “GeoProMining”).

17.       Thành lập khu công nghiệp nhẹ Việt Nga trên lãnh thổ Liên bang Nga.

 PV