Việt Nam trong top 10 quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu

(Dân trí) - Việt Nam trong top 10 quốc gia ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.

Theo đánh giá từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện nằm trong top 10 nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chịu ro cao từ biến đổi khí hậu, nhất lừ lũ lụt và bão tố. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt dễ tổn thương trước hiện tượng nước biển tăng. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP. 

Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố, đến năm 2100 nếu nước biển dâng 1m thì vùng ĐBSCL và TP HCM sẽ mất 7,6 triệu tấn lúa tương đương ¼ tổng sản lượng cả vùng.Ước tính mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD vào các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường.

Ông Trương Đức Trí, Phó cục trưởng Cục biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT cho biết, hiện Chương  trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đang được  triển khai thí điểm ở một số địa phương. Ngoài các mô hình thứch ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu thì thông, trong đó chương trình Khoa học công nghệ  Quốc gia về Biến đổi khí hậu đang hướng tới mục tiêu giúp người nông dân vùng ven biển chuyển đổi cây, con giống có khả thích ứng với nước mặn cao ở ven biển. Cụ thể hệ sinh thái rừng trồng ngập mặn ven đang được triển khai động bộ ở 29 tỉnh/ thành ven biển.

Phố cổ Hội An chìm trong đợt lũ lụt sau bão số 15 diễn ra năm ngoái. (Ảnh: Khánh Hồng)
Phố cổ Hội An chìm trong đợt lũ lụt sau bão số 15 diễn ra năm ngoái. (Ảnh: Khánh Hồng)

Hôm nay (24/9), tại Thái Nguyên sẽ diễn ra Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn. Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (gọi tắt là Chiến dịch) do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu, tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia.

Việt Nam đã tham gia hưởng ứng Chiến dịch từ năm 1994. Đến nay, Chiến dịch đã được các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương và đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thông qua nhiều hoạt động hiệu quả. 

Tại Chiến dịch Làm cho thế giới sạch diễn ra hôm nay hàng trăm đại biểu và người dân của thành phố Thái Nguyên sẽ ra quân trồng cây xanh và làm vệ sinh môi trường trên các tuyến đường trên địa bàn; ra quân vệ sinh môi trường cấp quận/huyện để hưởng ứng thu gom rác, vớt rác trên kênh, mương thoát nước, nạo vét cống rãnh…

Nhân dịp này,  Bộ TN&MT tiếp tục gửi thông điệp mong muốn các tổ chức, cá nhân, các tỉnh/thành phố trên cả nước hãy có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường bằng những việc làm thật đơn giản như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu; cùng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố, công viên…

Phạm Thanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm