Thương mại điện tử 2012: Quyền lực thuộc về khách hàng

Trong thời gian này, Thương mại điện tử (TMĐT) muốn phát triển cần có những sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, mô hình, quy trình vận hành, đặt biệt là phải tạo được lòng tin đối với khách hàng.

Thị trường Thương mại điện tử TMĐT những năm qua vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá là thị trường tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, đã ngót 10 năm nay kể từ khi TMĐT xuất hiện ở VN thì các website TMĐT đa phần mới chỉ là cầu nối để người mua biết thông tin của người bán và giao dịch giữa các bên vẫn là giao dịch trực tiếp

Nguyên nhân do đâu? Thực tế cho thấy, việc mua sắm online tại VN hiện nay vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ví như sản phẩm không đúng yêu cầu, chất lượng không đảm bào hay vấn đề bất cập khi thanh toán, người mua và người bán chưa có lòng tin .v.v...

Nguyên nhân thì có nhiều, song chủ yếu là do hạ tầng cho TMĐT còn thấp, nhận thức của người tham gia chưa đầy đủ và các chuẩn trao đổi cho loại hình này đang còn nhiều bất cập. Điều này dẫn tới  những bài toán cần giải quyết ở TMĐT Việt Nam như: Thanh toán, phương thức vận chuyển, bảo mật thông tin, cam kết ràng buộc về trách nhiệm của các  bên tham gia giao dịch và đặc biệt là lợi ích của khách hàng chưa thực sự được quan tâm.

Thương mại điện tử 2012: Quyền lực thuộc về khách hàng


Hiện nay, đã có tình trạng các chủ website TMĐT quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sai thực tế, làm mất dần niềm tin của khách hàng trong giao dịch điện tử. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã biết xây dựng uy tín thông qua đảm bảo chất lượng hàng hóa, chăm sóc khách hàng bằng tư vấn online, xây dựng các chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, chưa có một giải pháp thực sự khác biệt và đủ sức kích thích tiêu dùng khi các chương trình giảm giá đôi khi không thực chất, bị giới hạn thời gian…

Theo các chuyên gia, để giải quyết được bài toán các vấn đề tồn tại của thị trường TMĐT thì doanh nghiệp cần phải có những sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, mô hình, quy trình vận hành, đặt biệt là phải tạo được lòng tin đối với khách hàng.

Đi theo tiêu chí này, mới đây, Tập đoàn truyền thông  VMG cho ra mắt hệ thống dịch vụ Lingo, dựa trên ý tưởng cốt lõi là sự gắn kết quyền lợi của người tiêu dùng với lợi ích của doanh nghiệp thông qua hệ thống gồm 2 dịch vụ chính là: website bán hàng trực tuyến www.lingo.vn (Lingo Shop) và Thẻ tích điểm đa tiện ích (Lingo Card).

Đại diện tập đoàn cho biết, điểm khác biệt và cũng là sự đột phá của website này là tích hợp thành công website bán hàng online với thẻ Lingo. Loại thẻ này ngoài chức năng là thẻ tích điểm, còn được chấp nhận tại mạng lưới với nhiều thương hiệu nổi tiếng trong hệ thống Lingo như: Bata, mỹ phẩm Naris, thời trang Chic Land, kem Swensen’s, siêu thị Savin. Mức điểm tích lũy mỗi lần mua có thể lên tới 30% giá trị hóa đơn….