Sản xuất công nghiệp - Không số hóa bây giờ thì bao giờ?
(Dân trí) - Sản xuất công nghiệp là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của Việt Nam, trên hành trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Dưới tác động của làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất công nghiệp cần được số hóa để bắt kịp tốc độ phát triển chung.
Sản xuất công nghiệp và nhu cầu chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của công nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế, với tỷ trọng đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước và trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 6,79%/ năm). Tuy nhiên, để có thể bứt phá và tạo ra nhiều giá trị, sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ, tiếp thu những phát kiến khoa học công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng số đang “thay máu” rất nhiều những quy trình sản xuất, giám sát, điều khiển cũ để ứng dụng những công nghệ mới đột phá.
Sản xuất công nghiệp đi từ những doanh nghiệp nhỏ, với quy mô vài người, vài chục người đến những doanh nghiệp hàng chục nghìn nhân viên với dây chuyền sản xuất và máy móc phức tạp. Tuy nhiên, với quy mô như thế nào, nhu cầu cải tiến, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp đều được quan tâm chú trọng. Hiện tại, chưa có con số thống kê cụ thể về sự sẵn sàng chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhưng bằng nỗ lực của chính phủ trong việc sẵn sàng nền tảng công nghệ cơ sở và kêu gọi các doanh nghiệp tiến hành số hóa cũng như hành động của chính các doanh nghiệp bằng các kế hoạch cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy sự thiết yếu trong nhu cầu số hóa để nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp. “Số hóa, hay là chết” chính là câu nói chính xác dành cho các doanh nghiệp tại thời điểm chuyển giao này.
Theo thống kê, công nghiệp là ngành tiêu thụ hơn 30% năng lượng của Thế giới, và dự kiến sẽ tăng đến 50% vào năm 2050 với làn sóng công nghiệp hóa, kéo theo nhu cầu về năng lượng cũng như các phát kiến để vận hành hiệu quả. Số hóa - một xu hướng quan trọng song hành cùng công nghiệp hóa, giúp tinh giản trong vận hành và quản lý, tăng năng suất đến 50% và giảm các gián đoạn do lỗi kỹ thuật đến 50%. Điều này không chỉ đơn giản giúp cho hệ thống được vận hành ổn định và hiệu quả, mà đó chính là yếu tố quyết định khả năng của doanh nghiệp trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đối mặt với một số những khó khăn nhất định trong chuyển đổi số, đầu tiên là công nghệ phù hợp và hiện đại, thứ hai là chi phí và thứ ba là nhân lực có kỹ năng để sẵn sàng tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu có tầm nhìn xa, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu đây là một bài toán lâu dài, không chỉ là vấn đề lợi ích ngăn hạn, mà là câu chuyện cạnh tranh sống còn và nền tảng để bứt phá.
Các doanh nghiệp cần hợp tác với các đối tác mạnh về chuyển đổi số, tiên phong và đáng tin cậy để hỗ trợ giải quyết các bài toán trên trong sản xuất công nghiệp.
Tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp Việt chuyển đổi số
Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng lẻ một doanh nghiệp hay một người trong doanh nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh nguồn lực từ chính bên trong doanh nghiệp, bao gồm: “Tầm nhìn & cam kết của lãnh đạo”, “đào tạo công nghệ cho đội ngũ triển khai” và “truyền thông tới nhân viên để chuyển đổi nhận thức”, sự hỗ trợ từ chính phủ về mặt cơ sở hạ tầng, chính sách cũng như sự đồng hành với các doanh nghiệp lớn với thế mạnh về công nghệ là hết sức cần thiết. Tự động hóa – số hóa là một trong bốn cấu thành chính trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật. Số hóa đặc biệt quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Với vai trò là tập đoàn tiên phong trong số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric tự hào mang đến các giải pháp công nghiệp hiện đại để phục vụ các nhu cầu số hóa trong sản xuất của các doanh nghiệp. Thông qua nền tảng EcoStruxure với giải pháp riêng biệt EcoStruxure Machine và EcoStruxure Plant - giải pháp tổng thể bao gồm cả phần cứng IOT, phần mềm điều khiển, các bộ áp ứng dụng thông minh, Schneider Electric phục vụ tất cả các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất, thực phẩm, đồ uống, đóng gói, lắp ráp chế tạo xe, nước và xử lý nước thải, than, thép, dầu khí, v.v.
Trong suốt 25 năm hoạt động tại Việt Nam với sứ mệnh Life is ON – Cho cuộc sống thăng hoa, tập đoàn không ngừng nghiên cứu và phát triển, ứng dụng những công nghệ mới nhất vào các giải pháp của mình và giới thiệu đến tất cả các doanh nghiệp. Mới đây, tại Innovation Talk - Hội nghị Đổi mới sáng tạo với chủ để “Đón đầu xu hướng số hóa trong Sản xuất Công nghiệp” tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Schneider Electric đã giới thiệu đến các đối tác và khách hàng các giải pháp quản lý và điều khiển trong nhà máy ứng dụng công nghệ thực tế ảo (Augmented Operator Advisor), ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và máy học cho các nhà Chế Tạo Máy (Machine Advisor). Theo đó, các doanh nghiệp chủ động giám sát việc vận hành của các thiết bị máy móc thông qua một thiết bị có kết nối Internet, phát hiện những lỗi trong hệ thống và được hướng dẫn sửa chữa cụ thể, phù hợp với cả những người dùng không chuyên. Được tích hợp trên nền tảng hệ thống EcoStruxure, giải pháp mang đến khả năng tối ưu từ khâu thiết kế đến vận hành, tăng hiệu quả năng lượng đến 65%, nâng cao năng suất lao động đến 50%, đảm bảo an toàn an ninh mạng tuyệt đối, cải thiện hiệu quả bảo trì bảo dưỡng, hướng đến việc sản xuất thông minh với phát thải khí carbon bằng không.
Chuyển đổi số là một quá trình, nhưng thời điểm lại mang tính quyết định, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất. Những thảo luận chuyên sâu về số hóa giúp Schneider Electric cùng các doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện và thấy được mức độ cấp thiết của các giải pháp sáng tạo cần được áp dụng. Khi cả Thế giới đang đầu tư và chạy đua để bắt kịp nhịp độ phát triển của cách mạng công nghiệp, với các doanh nghiệp Việt, nếu không bây giờ thì là bao giờ?