Pokemon Go và câu chuyện về quá tải trung tâm dữ liệu
Với hơn một tỉ chiếc điện thoại thông minh được bán ra mỗi năm trên toàn cầu và sự phát triển của các công nghệ dữ liệu trên mạng viễn thông, số lượng “game thủ” dành thời gian giải trí trên các thiết bị di dộng ngày càng tăng. Từ cơn sốt Candy Crush Saga đến Clash of Clans và “thời sự” nhất là Pokemon GO, tựa game đang thay đổi thói quen chơi game di động, có lẽ giờ đây một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của các game thủ là dòng thông báo lạnh lùng “Máy chủ gặp vấn đề. Vui lòng quay lại sau”.
Trung tâm dữ liệu biên – Lời giải cho bài toán quá tải trung tâm dữ liệu
Không cần là một chuyên gia tin học, bất cứ ai cũng có thể biết được rằng khi có quá nhiều người chơi ở cùng một địa điểm và trong một thời điểm thì “kẹt mạng” hay “sập server” là chuyện có thể dễ dàng xảy ra.
Khi đó lưu lượng thông tin truyền tải lên xuống liên tục giữa thiết bị cuối (ở đây là chiếc điện thoại thông minh) và hệ thống máy chủ của trò chơi là rất lớn và có thể “gây mệt mỏi”, thậm chí quá tải, cho hệ thống máy chủ của trò chơi. Với tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay (Pokemon GO đã có hơn 10 triệu người chơi toàn cầu), rõ ràng thách thức cho nhà phát hành Nintendo và Niantic Labs là quá lớn. Và đã có thời gian các “Pokemon trainer” phải ngậm ngùi chờ đợi kết nối vào game.
Điều này có thể đã không xảy ra nếu hệ thống được thiết lập tốt hơn với giải pháp Edge Computing (Điện toán Biên) từ các Edge Data Center (Trung tâm Dữ liệu Biên - TTDLB). Pokemon GO có thể được lấy làm một ví dụ tốt cho một mô hình ứng dụng TTDLB trong đó các dữ liệu liên quan tới nhân vật của người chơi như điểm số, trang bị, danh sách bạn bè, vị trí… được liên tục trao đổi giữa thiết bị của người chơi với các TTDLB gần người chơi nhất để rồi sau một thời gian nhất định, các thông tin nằm ở TTDLB sẽ được cập nhật về hệ thống máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu “chính” (chẳng hạn thiết bị của người chơi đang ở Phú Yên sẽ trao đổi với TTDLB ở Nha Trang trong khi hệ thống máy chủ chính của trò chơi phục vụ khu vực Đông Nam Á nằm ở Singapore). Việc sử dụng giải pháp này vừa giúp dẹp bỏ sự khó chịu vì bị ngắt kết nối, giảm đáng kể độ trễ (“lag”) của trò chơi, vừa giúp “giảm tải” cho cả hệ thống máy chủ chính đồng thời tiết kiệm chi phí đường truyền cho nhà cung cấp trò chơi.
Lợi ích của việc sử dụng giải pháp Điện toán Biên và TTDLB đã quá rõ và rõ ràng đây là một xu thế phát triển không chỉ của các nhà cung cấp nội dung như Google (hãy nghĩ tới Youtube), Netflix (nhà cung cấp dịch vụ streaming video lớn nhất thế giới) hay Facebook, mà còn của các nhà bán lẻ hàng đầu như Amazon, theo như nhận định của Ông Steven Carlini từ Bộ phậnCung Cấp Giải Pháp Trung Tâm Dữ Liệu Toàn Cầu của Schneider Electric trong một blog gần đây.
Chọn đúng đối tác để tối ưu hóa lợi ích
Rất nhanh chóng và quyết tâm, các tên tuổi lớn trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp Nội dung Số hay dịch vụ CDN đã đầu tư hàng trăm triệu đô la vào mạng lưới các TTDLB và thoả mãn các tiêu chí khắt khe mà trang NetworkWorld (thuộc IDG) đưa ra như phục vụ hơn 50% thuê bao và 75% lưu lượng internet tại địa phương, bảo mật tốt, tăng cường trải nghiệm hình ảnh và video cho người dùng và đạt chuẩn tier-3 (đảm bảo 99.982% uptime).
Lúc này, câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư lại là việc chọn lựa nhà cung cấp phần cứng và giải pháp mang lại sự ổn định và tin cậy cao. Schneider Electric, tên tuổi toàn cầu về năng lượng, tự động hoá và giải pháp IT (tiền thân bộ phận giải pháp IT của Schneider Electric là công ty về giải pháp hạ tầng TTDL đình đám của Mỹ là APC) đã xác định năm môi trường mà TTDLB có ảnh hưởng:
Mô hình tiểu trung tâm dữ liệu (Micro Data Center) – giải pháp ứng dụng TTDLB của Schneider Electric
“Để hỗ trợ các yêu cầu công nghê thông tin ngày mai và tương lai, yêu cầu đặt ra là sức mạnh điện toán cần được phân bổ tới biên của mạng. Với các tác động và sức ép mạnh mẽ từ Internet of Things, các nội dung số cần băng thông cao và các ứng dụng không chấp nhận độ trễ đang dẫn đầu xu thế, Schneider Electric cung cấp các giải pháp và dịch vụ thoả mãn những nhu cầu khắt khe của các môi trường đặc thù đó”, ông Kevin Brown, Phó Chủ tịch phụ trách Chiến lược và Kỹ thuật Trung Tâm Dữ liệu của Schneider Electric cho biết. Tập đoàn này cũng cung cấp các thiết bị và giải pháp tiên phong, mạnh mẽ và hiệu quả cho TTDLB như Kiến trúc InfraStruxure™ và các module dựng sẵn, các tiểu trung tâm dữ liệu (Micro Data Center), tủ chứa máy chủ SmartBunker™ CX và NetShelter™ SX.
Dù bạn có chơi Pokemon GO hay không, nếu như điện toán “biên” và các TTDLB có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, hãy xem qua sách trắng của Schneider Electric “The Drivers and Benefits of Edge Computing”
Lâm Thuấn