Máy ảnh "zoom lossless" trên Lumia 1020 và Xperia Z1 hoạt động như thế nào?
(Dân trí) - Máy ảnh trên điện thoại di động ngày nay đang dần thay thế các thiết bị chụp ảnh cồng kềnh nhờ tính cơ động cũng như chất lượng ảnh không hề kém cạnh. Chiếc Nokia Lumia 1020 hay gần đây nhất là Sony Xperia Z1 thậm chí còn có độ zoom đạt chất lượng lossless.
Vậy thì lossless zoom thực ra là gì, và nó hoạt động như thế nào?
Smartphone đang tăng trưởng với một tốc độ chóng mặt, bao gồm cả khả năng chụp ảnh đến từ các thiết bị cầm tay mà đi đầu có lẽ là dòng sản phẩm Lumia của Nokia . Cứ sau mỗi năm, điện thoại di động lại được trang bị các bộ cảm biến lớn hơn với nhiều điểm ảnh hơn, độ mở ống kính, OIS, và rất nhiều tính năng khác được nâng cao. Tuy nhiên có một yếu tố khá quan trọng khi đánh giá một chiếc máy ảnh mà thường bị bỏ sót, đó là khả năng zoom của chúng.
Trên thực tế có nhiều trường hợp không thể chụp đối tượng ở cự ly gần, hay đơn giản là phóng to ảnh để nhìn rõ các chi tiết nhỏ. Khi đó chúng ta thường trông cậy vào khả năng zoom ảnh kỹ thuật số truyền thống của các thiết bị chụp ảnh. Nhưng cái giá của việc nhìn được vật thể gần hơn thường là sự tụt giảm khá nhiều về chất lượng do các bức ảnh được phóng to đến một mức độ định sẵn mà không liên quan gì tới độ phân giải định sẵn. Hoặc bức ảnh được kéo dãn ra bằng phần mềm, sau đó tự động lấp đầy các khoảng trống phát sinh bằng các pixel ảnh hợp lý. Ở cả 2 trường hợp trên chất lượng ảnh phóng to đều không đạt mong đợi của người sử dụng.
Chỉ tới khi có sự xuất hiện của những bộ cảm biến khổng lồ trên Nokia Lumia 1020 , và gần đây nhất là Sony / Z1 Compact, thì việc zoom số đã không còn là vấn đề đau đầu nữa. Không cồng kềnh như các bộ lens zoom ( ở chiếc Zoom ), cả chiếc Lumia 1020 và Xperia Z1 đều dựa vào độ phân giải cực lớn để đạt được cái mà chúng ta gọi là "độ zoom lossless".
Trên thực tế có nhiều trường hợp không thể chụp đối tượng ở cự ly gần, hay đơn giản là phóng to ảnh để nhìn rõ các chi tiết nhỏ. Khi đó chúng ta thường trông cậy vào khả năng zoom ảnh kỹ thuật số truyền thống của các thiết bị chụp ảnh. Nhưng cái giá của việc nhìn được vật thể gần hơn thường là sự tụt giảm khá nhiều về chất lượng do các bức ảnh được phóng to đến một mức độ định sẵn mà không liên quan gì tới độ phân giải định sẵn. Hoặc bức ảnh được kéo dãn ra bằng phần mềm, sau đó tự động lấp đầy các khoảng trống phát sinh bằng các pixel ảnh hợp lý. Ở cả 2 trường hợp trên chất lượng ảnh phóng to đều không đạt mong đợi của người sử dụng.
Chỉ tới khi có sự xuất hiện của những bộ cảm biến khổng lồ trên Nokia Lumia 1020 , và gần đây nhất là Sony / Z1 Compact, thì việc zoom số đã không còn là vấn đề đau đầu nữa. Không cồng kềnh như các bộ lens zoom ( ở chiếc Zoom ), cả chiếc Lumia 1020 và Xperia Z1 đều dựa vào độ phân giải cực lớn để đạt được cái mà chúng ta gọi là "độ zoom lossless".
Cả chiếc Lumia 1020 và Xperia Z1 đều được trang bị các bộ cảm biến khổng lồ
Thuật ngữ "lossless" dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "mất ít", thường được sử dụng khi một bài hát có các âm sắc, tiếng động, giọng nói được ghi lại một cách chân thực, chi tiết với độ chuẩn cao đến mức độ người nghe cảm thấy rất ít âm tiết bị mất đi so với nghe thực tế ngoài đời. Thuật ngữ trên cũng đúng với một chiếc , cụ thể là khi phóng to (zoom) ảnh chúng ta sẽ thấy bức ảnh vẫn hiển thị chi tiết và có ít điểm ảnh bị mất đi.
Hãy suy nghĩ theo cách này, khi chụp ảnh bằng một chiếc Lumia 1020, số điểm ảnh được lưu lại là khổng lồ. Do đó khi chúng ta "cắt" ảnh tại một vị trí, rồi phóng to nó lên, thì vẫn có đủ số điểm ảnh để thực hiện một bức ảnh hoàn thiện từ chính mảng phóng to ấy, mà không bị giãn cũng như không làm giảm chất lượng ảnh.
Hãy suy nghĩ theo cách này, khi chụp ảnh bằng một chiếc Lumia 1020, số điểm ảnh được lưu lại là khổng lồ. Do đó khi chúng ta "cắt" ảnh tại một vị trí, rồi phóng to nó lên, thì vẫn có đủ số điểm ảnh để thực hiện một bức ảnh hoàn thiện từ chính mảng phóng to ấy, mà không bị giãn cũng như không làm giảm chất lượng ảnh.
Bằng công nghệ PureView cho các dòng sản phẩm Nokia, Lumia, hãng sản xuất Phần Lan luôn dẫn đầu về chất lượng máy ảnh nhờ sở hữu số điểm ảnh "khủng", bắt đầu từ chiếc Nokia 808 và gần nhất là Lumia 1020 sở hữu bộ cảm biến lên tới 41-megapixel. Khái niệm lossless zoom cũng được hình thành từ đây.
Mới đầu chúng ta dễ bị nhầm lẫn, bởi đôi khi Lumia 1020 chụp một bức ảnh trông chỉ tương đồng với một camera 5-megapixel, nhưng thực chất bên trong là một sự khác biệt lớn. Giải thích một cách đơn giản, thì các điểm ảnh đã được 'Oversampled'. Hay thay vì có 5 triệu pixel thông thường, bức ảnh chụp bởi Lumia 1020 cho ra 5 triệu "siêu pixel". Chúng được tạo ra bằng cách kết hợp thông tin từ các điểm ảnh kế bên, kết hợp lại tạo ra một bức ảnh hoàn chỉnh cùng độ phân giải, độ nét cao. Có thể thấy rõ kết quả khi thực hiện zoom và so sánh 2 bức ảnh.
So sánh ảnh chụp từ máy ảnh 5MP thông thường và máy ảnh 5MP được nâng cao Oversampled
Như vậy chúng ta rút ra được một điều đó là để đạt đến chuẩn lossless thì máy ảnh cần phải hỗ trợ một số lượng lớn điểm ảnh, cụ thể là vào khoảng 34MP/38MP tương ứng với tỉ lệ chuẩn 16:9 / 4:3. Với số điểm ảnh lên tới 41 MP, ảnh chụp tĩnh từ Lumia 1020 có thể phóng to tới 3 lần mà vẫn giữ được đáng kể chất lượng ảnh, hiện đang là smartphone có camera đạt chất lượng tốt nhất. Đối với camera 20,7-megapixel của Sony Xperia Z1/ Z1 Compact tuy không mạnh mẽ bằng, nhưng vẫn chạm ngưỡng lossless khi cho ảnh chất lượng tốt ở độ zoom x 1.8. Tuy rằng chưa thể cạnh tranh ngôi vị số 1 với Lumia 1020 nhưng Sony cũng đang cho thấy sức mạnh và tiềm năng trong từng sản phẩm của mình.
Nguyễn Nguyễn
Theo PhoneArena