1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Máy ảnh Prồ

Yếu tố chính làm nên chất lượng của tấm ảnh cũng như đẳng cấp của máy là kích thước và diện tích của sensor cảm biến hình ảnh. Sensor của một số thân máy D-SLR hiện tại trên thị trường đã đuổi kịp kích thước về độ phân giải của phim 135mm hoặc phim dương bản - slide 35mm (35,8mm x 23,9mm).

Nhiếp ảnh gia Trung Thu, chuyên chụp ảnh phong cảnh và kiến trúc cho biết: "Tôi đã ngừng dùng phim 4 năm rồi, chuyển sang chụp bằng máy ảnh số lần lượt với Fuji S2, S3Pro, và tương lai gần đây sẽ phải là fullframe 35mm hoặc Hassemblad 6x7 với "phim kỹ thuật số" - digital back".

 

Đã hài lòng dân "Pơ rồ"

 

Máy ảnh số prồ, hiện đã đáp ứng được gần như tất cả nhu cầu của dân chuyên nghiệp. Tương tự như nhà nhiếp ảnh Trung Thu, đầu tư đúng mức các máy ảnh số khổ 35mm D-SLR là điều bắt buộc của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên chụp phong cảnh như Hoàng Thế Nhiệm, Kim Sơn, Quang Minh, hoặc trong lĩnh vực quảng cáo, thời trang như Hoàng Trưởng, Hải Đông, Phạm Hoài Nam và cả giới phóng viên ảnh tiếng tăm như Dư Hải, Hoàng Hùng, T.T.

 

Mỗi giới một "thế giới"

 

Hiện các loại máy ảnh D-SLR được chia thành 2 mức, bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.

 

Máy D-SLR bán chuyên nghiệp luôn được thiết kế kèm theo một đèn flash sẵn trên thân máy cùng với chân cắm đèn flash ngoài. Các máy chuyên nghiệp chỉ có chân cắm đèn flash ngoài (hot shoe) mà thôi.

 

Yếu tố chính làm nên chất lượng của tấm ảnh cũng như đẳng cấp của máy là kích thước và diện tích của sensor cảm biến hình ảnh. Sensor của một số thân máy D-SLR hiện tại trên thị trường đã đuổi kịp kích thước về độ phân giải của phim 135mm hoặc phim dương bản slide 35mm (35,8mm x 23,9mm).

 

Với công nghệ CMOS, Canon, Nikon đã có các bộ cảm biến mang lại hình ảnh có độ phân giải cao, kích thước tập tin lớn, màu sắc trung thực và dải màu rộng, nhạy sáng hơn. Đồng thời độ nhiễu (noise) rất thấp khi chụp ở các chế độ ISO cao như 800, 1600 hoặc 3200, khi chụp với ISO 50,100, 200 thì hình ảnh rất mịn và gần như không nhiễu. Chúng đáp ứng cho đòi hỏi đa dạng từ chụp thể thao đến chụp ảnh đêm.

 

Các thân máy ảnh D-SLR chuyên nghiệp hiện có Canon EOS 1DsMark 2 (16,8 triệu điểm ảnh, giá tham khảo tại Mỹ khoảng 7.600 USD), Canon EOS 5D (12,8 triệu điểm ảnh 3.300 USD), Nikon D2X hoặc Kodak Digital 14n (dành cho ống kính ngàm Canon EOS hoặc Nikon).

 

Những thân máy D-SLR có giá rẻ hơn dao động từ 1.500 đến 1.800 USD, với kích thước sensor nhỏ hơn, có tỷ lệ nhân tiêu cự khoảng 1,3 hoặc 1,6 lần như Canon EOS 1D Mark 2, Canon EOS 20D, Canon EOS 10D, D60, hoặc tỷ lệ nhân tiêu cự 1,5 lần như Nikon D200, Nikon D100, Fuji S3 Pro, Minolta Konica Maxnum 7D,Pentax *iDst,...

 

Dòng thân máy ảnh D-SLR rẻ nhất hiện nay gồm các máy có hệ số nhân tiêu cự từ 1,5, 1,6 đến 2 lần như Canon EOS 300D (6,2 triệu điểm ảnh ), Canon EOS 350D (8,2 triệu điểm ảnh), Nikon D70, D70s, D50, Olympus E 300, E1... với kích thước nhỏ, gọn nhẹ, có kèm đèn flash trong máy. Giá tối đa 1.150 USD, nhưng nhiều chức năng được lập trình sẵn, không thể điều chỉnh theo ý thích riêng như 2 dòng máy trên.

 

Loại nào được chuộng

 

Có 3 hiệu máy được đa số dân chuyên nghiệp tại Việt Nam chuộng xài là Canon EOS, Nikon (hai hãng này đang dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy ảnh số 35mm) và Fuji.

 

Xu hướng này có lý do của nó. Trước tiên, dân chuyên nghiệp dùng máy ảnh phim Canon EOS và Nikon chiếm đa số so với các hiệu máy còn lại. Với việc cho phép thay đổi các ống kính của dòng máy SLR (Single Lense Reflex ), khi chuyển sang máy số, người ta chỉ cần mua thân máy cùng hiệu trước đó để tận dụng ống kính (lense) đã đầu tư và quen dùng.

 

Thân máy ảnh cũng cực kỳ quan trọng. Thân máy ảnh kỹ thuật số ngoài việc đo sáng còn kiêm nhiệm nhiều chức năng vi tế khác như cân bằng trắng, thiết lập các thông số tiền xử lý ảnh và mã hoá theo định dạng tập tin ảnh số như JPEG, TIFF hay RAW (.CR*, .NEF …). Nên tiền đầu tư mua thân máy ảnh D-SLR của người dùng sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng hình ảnh và độ bền tin cậy cơ học của thiết bị.

 

Theo Lê Quang Nhật

Sài Gòn tiếp thị