Nếu chỉ có 24 tiếng tại Sài Gòn, dù là tranh thủ quá cảnh giữa chuyến đi dài ngay hay dừng chân trong buổi công tác, bạn vẫn có cơ hội để cảm nhận nơi đây như một người bản địa thực thụ.
Nếu so với Hà Nội cổ kính có lịch sử hơn 1000 năm, thì Sài Gòn trẻ trung, đầy năng lượng. Được xem là thành phố lớn nhất Việt Nam với nhịp sống tấp nập và vội vã, biểu tượng của Sài Gòn là những tòa nhà chọc trời được xây dựng theo kiến trúc phương Tây hiện đại, và những con phố không ngủ, rộn ràng về đêm. Bản sắc văn hóa cởi mở vốn đặc trưng của người Sài Gòn biến đô thị này trở thành tụ điểm di dân tứ xứ, là nơi gặp gỡ của nhiều luồng giao lưu và sự đan xen phong tục tập quán của nhiều vùng miền.
Vậy nên, ở Sài Gòn lâu, là người Sài Gòn mới biết rằng thật ra thành phố này cũng có một mặt rất mộc mạc, bình dị và chậm dãi ẩn chứa trong sự hiện đại và sức sống mãnh liệt tưởng chừng như không bao giờ dừng lại đó.
Nokia Lumia 1020 đưa bạn đến với những địa điểm văn hóa độc đáo nhất để dù chỉ ghé qua trong thời gian ngăn ngủi, bạn vẫn sẽ có được những trải nghiệm như một người Sài Gòn thật thụ.
Nơi ở lý tưởng cho buổi dừng chân ngắn ngủi là những khách sạn ở ngay giữa trung tâm Quận 1- trung tâm mua sắm và văn hóa, trái tim của Sài Gòn. Nhiều khách sạn ở khu vực này mang trong mình tuổi đời lên tới hơn một trăm năm, là những công trình kiến trúc được xây dựng bởi người Pháp thời kỳ Đông Dương. Có một điều dễ có thể nhận thấy rằng, không phải thành phố nào ở Đông Nam Á cũng giữ lại được gần như nguyên vẹn dấu ấn Pháp như ở Sài Gòn. Một vài địa điểm thú vị để có được những cảm nhận thú vị về Sài Gòn thời xưa như khách sạn Continental hay Majestic.
Nằm trên tầng thượng cao, tọa lạc ngay góc hai con đường lâu đời nhất của Sài Gòn từ những năm 1930 Nguyễn Huệ và Lê Lợi, SH Garden Cơm Việt là sự tái hiện của văn hóa Đông Dương thời Pháp thuộc, với thiết kế cột tròn, kèo gỗ mộc, chiếc ghế mây vành tròn hay bàn ăn bằng đá hoa. Nơi đây như một dấu lặng êm đềm chất chứa nét quê bình dị còn sót lại giữa một Sài Gòn tấp nập, ngược xuôi mà mọi người tìm đến để thưởng thức những món ăn dân gian của 3 miền được chăm chút đặt trong đĩa gốm hay những thố đất đơn sơ của một gia đình Việt phong lưu thời xưa.
Cục Gạch Quán là một kỷ niệm chân tình, lặng lẽ của một người dân Việt lớn lên trong cảnh quê đạm bạc. Góp nhặt những vật dụng cũ như ống Guigoz để đựng đũa, chung sứ để làm ly uống nước, người ta đến đây để thưởng thức những thứ đồ ăn thức uống bình dị và dân dã nhất. Mọi sự lựa chọn từ canh bí, măng xào, nước gạo rang cho tới nước đậu đen, tất cả đều… sạch theo đúng xu hướng “ăn xanh, sống sạch”, Cục Gạch Quán mang đến một thứ cảm xúc vừa quen vừa lạ trong một ngôi nhà Việt thời bao cấp, níu giữ lại một chút quá khứ của người Sài Gòn.
Người ta cho rằng, đặc điểm lịch sử rõ nét nhất của thành phố 300 năm tuổi này nằm ở dấu ấn Pháp mạnh mẽ trên các công trình kiến trúc. Thế nhưng, Sài Gòn chưa bao giờ là nước Pháp. Bởi vì Sài Gòn luôn chịu nhiều ảnh hưởng đậm chất Á Đông của người Hoa. Một quán cà phê mang nhiều kiến trúc Pháp, L’Usine là một góc Sài Gòn với nhiều nét văn hóa phương Tây pha trộn cảm hứng Việt Nam thời Đông Dương độc đáo. Ở đây, người ta có thể gọi từ một tách cà phê sữa đá, một ly latté béo ngậy, tới một bữa trưa hoàn chỉnh với bánh sandwich và salad handmade.
Kết hợp giữa kiến trúc cổ điển và phục hưng, Bảo Tàng TPHCM được xây dựng từ năm 1980 bởi kiến trúc sư người Pháp. Mặt tiền của tòa nhà mang đường nét Tây Phương với phần mái được thiết kế theo cảm hứng Á Đông. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng được sử dụng làm Dinh Thống Đốc, Ủy Ban Nhân Dân Nam Bộ, Dinh Quốc Khách, Bảo Tàng hiện nay là nơi trưng bày kỷ vật về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều trăm năm qua.
Bắt nguồn từ kiến trúc Pháp, Dinh Thống Nhất (còn được gọi là Dinh Độc Lập) đã được tái tạo lại và kết hợp độc đáo giữa kiến trúc hiện đại và truyền thống của phương Đông. Đây là một di tích lịch sử quan trọng, là nơi chứng kiến và diễn ra những sự kiện có ảnh hưởng to lớn với lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là nơi ghi dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1975.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn (thời Pháp gọi là Sở Dây Thép) là một công trình nữa được người Pháp xây dựng với cảm hứng đan xen của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Bên trong là hệ thống vòm cung dài với những cột được chạm trổ hoa văn tỉ mỉ. Người ta tìm đến nơi đây để bắt gặp lại những khoảnh khắc của một thoáng Sài Gòn xưa, từ chiếc hòm bỏ thư, cho đến quầy gọi điện thoại công cộng hay những chiếc ghế gỗ dài đã trăm tuổi đời.
Tín ngưỡng luôn ăn sâu trong tâm hồn cũng như đạo lý sống của người Sài Gòn.Khoác lên mình lối kiến trúc hình ấn đặc trưng của người Hoa, Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở khu Chợ Lớn mang trong mình nhiều giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hiện vật cổ. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Hoa ở TP.HCM và các vùng lân cận.
Được mệnh danh thiên đường mua sắm giữa lòng thành phố, với gần 350 sạp từ quần áo, giày dép, túi xách, mắt kính… Saigon Square là nơi được các tín đồ shopping ở Sài Gòn ưa chuộng bởi sự đa dạng và phong phú về mẫu mã, nguồn gốc của hàng hóa cũng như giá cả phải chăng.