Độc giả Dân trí không đồng ý tăng cước 3G

(Dân trí) - Đại đa số độc giả Dân trí bày tỏ ý kiến không ủng hộ kết quả khảo sát về tăng giá cước 3G đã được đưa ra trong bài viết “92% khách hàng đồng ý tăng giá cước 3G”.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Dân trí đăng tải bài viết “92% khách hàng đồng ý tăng giá cước 3G” đã có hàng trăm ý kiến độc giả phản hồi lại vấn đề tăng giá cước 3G. Khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam công bố tại buổi họp báo chiều 23/4.

Phản ứng của độc giả về vấn đề tăng giá cước 3G cho kết quả đại đa số người tiêu dùng không đồng tình với kết quả do GfK  đưa ra: 92% khách hàng đồng ý tăng giá cước 3G.

Muốn cải thiện chất lượng 

“Hãy nghĩ đến chất lượng dịch vụ mà các hãng mạng di động mang lại cho người sử dụng trước rồi hãy nghĩ đến việc tăng giá. Nên khảo sát chất lượng so với giá thành hiện tại…” - ý kiến của độc giả Dũng Trần,  Email vandung90@gmail.com

Bạn đọc Nguyễn Đức Hùng, Email:hungnd.elcom@gmail.com và bạn đọc Thắng, Email: monsterpacks65@gmail.com đều có phản hồi: 100% khách hàng muốn tăng tốc độ 3G, nâng cao chất lượng. Khi chất lượng ổn định thì mới tính đến chuyện tăng cước.

Độc giả Quang, Email quangtuong06@gmail.com thì nhận xét, nếu nhà mạng tăng giá lên thì doanh số (sụt giảm) là câu trả lời chính xác nhất!

Độc giả Tân, Email tandcn77@gmail.com cho rằng: Xăng dầu ,điện nước tăng người dân không thể tẩy chay nổi vì vắt buộc phải dùng. Nhưng 3G mà tăng là người dân sẽ tẩy chay vì không cần thiết lắm.

Độc giả hvt, Email:hoangvantam2008@gmail.com.vn  nhận xét về quy mô khảo sát vừa thực hiện ở mức 576 người để đại diện cho cả 40triệu thuê bao tại Việt Nam thì không thể là chính xác.

Độc giả nguyen van tinh,  Email:quangtinh1988@gmail.com  cũng cho rằng khảo sát chỉ thực hiện ở thành phố mà chưa đề cập đến vùng nông thôn là thiếu tính thực tế khi thực hiện mẫu khảo sát.

Lại có nhiều ý kiến độc giả đưa ra nghi nghờ rằng GfK lấy ý kiến của người bên Viễn thông, tức là thiếu tính khách quan. Về vấn đề này, theo khẳng định của bà Đinh Ngọc Bảo Trân, đại diện nhóm nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam, các khảo sát được thực hiện khách quan tại các gia đình khách hàng ở cả 3 khu vực gồm: Hà Nội có 206 người tham gia khảo sát, TPHCM là 196 người, Đà Nẵng là 174 người. Tất cả những người được lựa chọn phải theo tiêu chí: Không làm trong ngành viễn thông và không phải là nhà báo.

Hiện chưa có phản hồi nào từ phía 3 nhà mạng chính đang cung cấp 3G tại Việt Nam: Viettel, Mobifone và VinaPhone.

Nhận xét về kết quả khảo sát do GfK công bố Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng nhấn mạnh, những con số vừa cung cấp chỉ là một kênh thông tin để giúp cơ quan chức năng, các nhà mạng tìm hiểu thị trường. Do đó không thể làm căn cứ để đưa ra một quyết định nào liên quan tới điều chỉnh thị trường.

Nhiều ý kiến cho rằng các nhà mạng cần nâng cao chất lượng 3G. (Ảnh minh họa)
Nhiều ý kiến cho rằng các nhà mạng cần nâng cao chất lượng 3G. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là một số kết quả do GfK trong đợt khảo sát vừa qua:

Nhìn chung, khách hàng hài lòng về dịch vụ 3G mà họ đang sử dụng (8.05/10 điểm). Tuy nhiên, họ vẫn mong muốn nhà mạng cải thiện tốc độ đường truyền nhanh hơn (57%), độ ổn định cao hơn (18%), phủ sóng ở nhiều khu vực hơn (16%) và giảm giá cước (15%).

Đánh giá về cước 3G hiện tại & thái độ đối với giả định tăng giá:

-         Hầu hết cho rằng mức giá 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và chất lượng nhận được tương ứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.

-         8% khách hàng tham gia khảo sát không chấp nhận nếu các nhà cung cấp tăng giá cước dịch vụ 3G.

-         Nếu việc tăng giá xảy ra, thì đa số cho rằng ở mức tăng dưới 5% sẽ ít ảnh hưởng đến hành vi của họ. Nếu tăng 5% - 10% so với mức giá hiện tại, khách hàng có thể sẽ tìm gói cước rẻ hơn nhưng không thay đổi nhà cung cấp. Tuy nhiên, nếu giá tăng trên 10% thì phần lớn cho rằng họ sẽ đi tìm nhà cung cấp dịch vụ 3G khác.

-         Đọc báo/ tin tức (87%), lướt web/ tìm kiếm thông tin (84%), truy cập mạng xã hội (82%) và chat (74%) là các hoạt động phổ biến khi sử dụng 3G với tần suất mỗi ngày một lần.

-         Phần lớn khách hàng sử dụng 3G ở nhà (96%), ở nhà đồng nghiệp/ bạn bè/ người thân (59%), ngoài trời (49%), nhà hàng/ quán ăn (48%) và nơi làm việc (42%). Tuy nhiên, dùng 3G ở nhà là thường xuyên nhất.

-         Lý do khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng 3G gồm: để có thể truy cập, kết nối mọi lúc mọi nơi (93%), thay thế cho ADSL hoặc wifi (40%), được gia đình/ người thân/ bạn bè khuyên sử dụng (33%), thu nhập đủ để chi trả việc sử dụng 3G (33%), cần cho công việc (25%)

-         Gia đình/ bạn bè/ người thân là nguồn thông tin được tham khảo nhiều nhất (90%) và cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3G; tiếp theo là nhân viên bán hàng tại cửa hàng (40%).

Phạm Thanh

Khảo sát GfK vừa đưa ra cho rằng 92% khách hàng đồng ý tăng giá cước 3G, bạn có đồng ý như vậy không?
Không
Ý kiến khác (Gửi vào mục Bình luận)
  
 


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm