Độc đáo “ngôi làng Internet”, nơi các trang web bước ra đời thực

(Dân trí) - Civitacampomarano là một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Campobasso (Ý), nơi không có kết nối Internet, tuy nhiên, nơi đây, Google, Wikipedia hay Facebook... không đơn thuần chỉ là những trang web, mà là những điều tồn tại bên ngoài đời thực.

Civitacampomarano là một ngôi làng xa xôi nằm ở miền trung nước Ý, nơi chỉ có 400 dân, chủ yếu là người già. Do nằm ở nơi xa xôi nên ngôi làng này không hề có kết nối Internet, còn sóng điện thoại di động thì kém ổn định.

Do dân số ở đây chủ yếu là người già, nên cuộc sống không có kết nối Internet đối với họ là một điều bình thường và không có gì quá quan trọng. Tuy nhiên, một dự án nghệ thuật đã biến Civitacampomarano thành một “ngôi làng Internet”, nơi mà những trang web hay ứng dụng nổi tiếng như Twitter, Facebook, WhatsApp... tồn tại thực sự bên ngoài đời thực, chứ không đơn thuần chỉ là những trang web trực tuyến.

Đây là dự án nghệ thuật được thực hiện bởi nghệ sĩ đến từ Milan Biancoshock, nơi mà những địa điểm cụ thể được biến thành những điều có liên quan đến các trang web hay dịch vụ trực tuyến, chẳng hạn hộp thư được nghệ sĩ này gắn logo của Gmail, hay chiếc ghế trong công viên, nơi những người ngồi tán gẫu với nhau được biến thành Twitter, giống như chức năng thực sự của mạng xã hội này...

Mục tiêu của dự án nghệ thuật này là nhằm nhắc nhở mọi người không quên gốc rễ thực sự của các công nghệ hiện đại ngày nay, đã từng bắt nguồn từ những thứ đơn giản và thân quen, mà không ít thứ đã biến mất trong cuộc sống hiện đại, như hộp thư hay bốt điện thoại công cộng...

Cùng ngắm nhìn “ngôi làng Internet”, nơi những trang web và ứng dụng được bước ra ngoài đời thực qua bộ ảnh dưới đây:


Chiếc ghế dài nơi mọi người ngồi nói chuyện được ví như mạng xã hội Twitter, nơi mọi người tán gẫu trên Internet

Chiếc ghế dài nơi mọi người ngồi nói chuyện được ví như mạng xã hội Twitter, nơi mọi người tán gẫu trên Internet

Bốt điện thoại công cộng được ví như ứng dụng WhatsApp, khi cho phép người dùng có thể liên hệ với nhau
Bốt điện thoại công cộng được ví như ứng dụng WhatsApp, khi cho phép người dùng có thể liên hệ với nhau

Một chiếc xe tải vận chuyển hàng hóa được so sánh với dịch vụ chia sẻ file trực tuyến WeTransfer

Một chiếc xe tải vận chuyển hàng hóa được so sánh với dịch vụ chia sẻ file trực tuyến WeTransfer

Những chiếc ghế ngồi dùng để xem tivi tại một quán bar được gắn với logo Youtube, khi chúng có chức năng tương tự như trang web Youtube, giúp người dùng có thể xem video
Những chiếc ghế ngồi dùng để xem tivi tại một quán bar được gắn với logo Youtube, khi chúng có chức năng tương tự như trang web Youtube, giúp người dùng có thể xem video