Địa phương tắt sóng analog, cần làm gì để xem được truyền hình?

(Dân trí) - Giai đoạn 1 trong lộ trình Số hoá Truyền hình của Bộ TT&TT đã chính thức khép lại để chuyển sang giai đoạn 2, người dân ở ĐBSCL và ĐB sông Hồng cần lưu ý để việc chuyển đổi được diễn ra suôn sẻ.

Bắt đầu từ hôm nay 15/8, Đề án số hóa truyền hình Việt Nam từ nay đến năm 2020 đã bắt đầu bước sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn 2 sẽ ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất ở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng trước ngày 31/12/2016.

Do đó, người dân cần lưu ý và sẵn sàng cho việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự mặt đất (analog) sang việc thu sóng truyền hình số mặt đất.

Cần mua đầu thu DVB-T2

Nếu thiết bị TV chưa tích hợp sẵn bộ giải mãi DVB-T2, người dân cần mua sắm thêm thiết bị đầu thu DVB-T2.

Khảo sát hiện nay, mức giá đầu thu DVB-T2 giao động từ 500 ngàn đồng đến cao nhất khoảng 900 ngàn đồng. Người dân có thể mua sắm tại các đại lý phân phối đầu thu hoặc trên những kênh bán hàng online. Người dân nên lựa chọn các thương hiệu uy tín trong nước như VTC Digital, hay sản phẩm của VTV là VTVBroadcom… Tránh mua phải những đầu thu chưa qua kiểm định và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Người dân cần lưu ý nên mua sớm, tránh việc khi triển khai phương án tắt sóng một số kênh rồi mới đi mua sẽ gây ra nhiều phiền phức.

Dựa trên lộ trình của Bộ TT- TT, người dân cần mua sắm các thiết bị DVB-T2 trước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi truyền hình mặt đất.
Dựa trên lộ trình của Bộ TT- TT, người dân cần mua sắm các thiết bị DVB-T2 trước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi truyền hình mặt đất.

Dựa trên lộ trình của Bộ TT- TT, người dân cần mua sắm các thiết bị DVB-T2 trước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi truyền hình mặt đất.

Từ bài học ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam, vì tâm lý chờ đợi "nước đến chân mới nhảy" mà ngay khi tắt sóng, nhiều hộ dân sinh sống tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam đã không sẵn sàng để chuyển đổi vì thiếu thiết bị thu phát sóng DVB-T2.

Việc thiết chuẩn bị trước đó đã gây ra cảnh tượng thiếu thiết bị, lượng cầu quá lớn trong khi lượng cung lại thấp hơn rất nhiều. Chính điều này dẫn đến việc nhiều hộ dân chấp nhận đi mua sắm các thiết bị chuyển đổi không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đang lưu thông trên thị trường với mức giá cao.

Do đó, hãy chuẩn bị từ bây giờ, tránh gây ra tình cảnh như trên và đảm bảo mua được thiết bị chất lượng, giá phù hợp.

Mua TV phải có tích hợp DVB-T2

Theo lộ trình Số hoá truyền hình của Bộ TT&TT, từ ngày 1/5/2014, tất cả các TV bán trên thị trường bắt buộc phải gắn logo SHTT đúng chuẩn của Bộ TT&TT cấp. Vì vậy, khi mua sắm mới, người dùng phải chú ý rõ ràng và có thể phân biệt bằng mắt thường sự khác biệt của TV chuẩn mới và TV cũ thông qua logo này.

Địa phương tắt sóng analog, cần làm gì để xem được truyền hình? - 2

Người dân cần lưu ý mua sắm TV có tích hợp bộ giải mã này, giúp cho việc thu phát sóng tốt và không phải mua thêm đầu thu. Việc mua sắm TV mới cũng góp phần cải thiện hình ảnh chất lượng hơn, giúp phát huy tốt khả năng phát sóng của truyền hình số mặt đất, chẳng hạn như: chất lượng hình ảnh và âm thanh vượt trội, tỉ lệ khung hình phù hợp, truyền hình độ phân giải HD, truyền hình 3D...

Do đó, người dân cần cân nhắc lựa chọn TV cho phù hợp với túi tiền của mình. Khảo sát nhanh, các TV tích hợp DVB-T2 hiện nay dao động ở mức 2,7 triệu đồng trở lên.

Đang sử dụng truyền hình cáp không cần mua đầu thu

Nếu người dân đang sử dụng truyền hình cáp hoặc truyền hình vệ tinh từ các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình thì không phải mua thêm đầu thu.

Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng ba chuẩn thu phát tín hiệu truyền hình kỹ thuật số gồm: DVB-T2 và DVB-S2 (truyền hình kỹ thuật số vệ tinh) và DBV-C2 (truyền hình kỹ thuật số cáp).

Trong đó, đối với truyền hình DVB-S2 và C2, đây là truyền hình trả phí và khi tắt analog đi vẫn không ảnh hưởng đến việc mất tín hiệu và người dân không cần chuyển đổi.

Khi tín hiệu Analog tắt đi, thì họ vẫn có thể sử dụng bình thường với chuẩn này bởi đây là dịch vụ trả phí và tất nhiên sẽ được hỗ trợ thay đổi hoặc trợ giá thiết bị để người dùng có thể xem được các kênh được phát sóng. Thậm chí tất cả các TV từ CRT đến LCD hay LED cũng đều xem được qua tín hiệu trả phí này từ các nhà cung cấp dịch vụ mà không ảnh hưởng gì đến việc thu sóng DVB-T2.

Được biết, Số hoá truyền hình của Bộ TT&TT với mục đích nhằm chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình...

Giai đoạn 2 sẽ ngừng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất ở tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng trước ngày 31/12/2016. Sau đó, sẽ chuyển sang giai đoạn 3 tắt sóng analog tại các tỉnh duyên hải miền Trung trước ngày 31/12/2018.

Gia Hưng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm