Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc

(Dân trí) - Bằng một thủ pháp hết sức đơn giản, chuyên gia đồ hoạ đã đánh lừa thị giác người xem một cách dễ dàng. Đây là cách thức mà hầu hết những ảo ảnh thị giác khác được thực hiện.

Ảo ảnh thị giác là một khái niệm không còn mới, nhưng nó vẫn khiến chúng ta đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Có những trường hợp ngay cả khi bạn đã biết rằng mình đang bị lừa, nhưng cũng chẳng thể làm ngược lại quy tắc.

Mới đây nhất, một bộ ảnh đánh lừa thị giác nữa đã tiếp tục gây “bão” và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Điểm thú vị của những bức ảnh lần này đó là chúng hoàn toàn có tông màu đơn sắc (đen trắng), nhưng lại khiến mắt và bộ não của chúng ta tin rằng chúng “có màu”.

Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc - 1
Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc - 2
Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc - 3

Tại sao lại như vậy? Nếu tinh ý, chúng ta có thể nhìn thấy những đường kẻ sọc ngang, sọc chéo được bố trí tại một số chi tiết của bức ảnh.

Theo nhà thiết kế đồ hoạ máy tính Øyvind Kolås - người cũng đồng thời là chủ nhân của những bức ảnh này, thì não bộ của chúng ta đã bị đánh lừa theo một cơ chế gọi là “lấp vào chỗ trống”.

Cụ thể, khi nhìn vào ảnh, não của chúng ta sẽ lấy thông tin màu sắc trên những đường sọc với nhiều màu sắc khác nhau thông qua mắt, sau đó tự “gán” cho phần còn lại của ảnh. 

Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc - 4
Bộ ảnh đánh lừa thị giác bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc - 5

Đây mới là bức ảnh thực tế, nếu loại bỏ đi các đường sọc màu nằm chéo ngang.

Kết quả là chúng ta có thể nhìn thấy những bức ảnh dường như tồn tại màu sắc, dù chúng chỉ là những ảnh chụp đơn sắc, và được phủ lên trên bởi một mạng lưới các đường kẻ sọc màu sắc.

Ảo ảnh tương tự cũng được áp dụng cho đoạn video bên dưới đây, và bạn ắt hẳn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng nó vốn được làm hoàn toàn bởi tông màu đơn sắc.

Đoạn video dùng ảo ảnh thị giác khiến chúng ta tin rằng chúng thực sự có màu sắc

Nguyễn Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm