Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa?

(Dân trí) - Nhiều người dùng có thói quen sử dụng smartphone trước khi đi ngủ mỗi tối, tuy nhiên đây là thói quen cần được loại bỏ vì những tác hại nguy hiểm của ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại.

Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa?

Theo báo cáo năm 2018 của We are Social, thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày của người Việt tương ứng khoảng 7 giờ và 2,5 giờ. Đối với dân công sở, họ dành trung bình 6 giờ để truy cập Internet trên máy tính, 2 giờ để lướt mạng xã hội trên mọi thiết bị điện tử và 2 giờ sử dụng smartphone để thao tác với ứng dụng trên mạng.

Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa? - 1

Trung bình, mỗi ngày ta tiêu tốn từ 8 đến 10 giờ trước màn hình điện tử, một con số rất đáng báo động. Không chỉ riêng Việt Nam, mà hiện tại thế giới cũng đang dành rất nhiều thời gian mỗi ngày để ngồi trước màn hình điện thoại, máy tính…

Đã từng có nhiều thông tin nói về tác hại của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử như khiến người dùng mất ngủ, nguy cơ gây ung thư hay tăng nguy cơ gây ra hiện tượng trầm uất, béo phì… Những thông tin này được người dùng truyền tay nhau để cảnh báo về sự nguy hiểm của màn hình của điện thoại, máy tính… Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào xác nhận được những thông tin này là đúng.

Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa? - 2

Với những lo ngại về mối nguy hiểm này, Đại học Toledo (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu để khẳng định sự tác động tiêu cực của ánh sáng xanh lên mắt người và được công bố trên tạp chí Scientific Reports hồi năm 2018. Theo nghiên cứu này, ánh sáng xanh dẫn đến thoái hóa điểm vàng và theo thời gian, nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Hoa Kỳ.

Theo tiến sĩ Ajith Karunarathe - Trợ lý giáo sư tại khoa Hóa học và Hóa sinh tại Đại học Toledo “Màn hình điện thoại sản sinh ra một lượng lớn ánh sáng xanh để người dùng có thể nhìn thấy rõ nội dung vào ban ngày, trong điều kiện ánh sáng môi trường mạnh. Tuy nhiên, vào ban đêm bộ não của con người sẽ nhầm lẫn ánh sáng xanh này với ánh sáng mặt trời, vì vậy, võng mạc sẽ nhanh chóng hấp thụ nguồn ánh sáng cực độc này. Bên cạnh đó, chúng ta là tiếp xúc với ánh sáng xanh liên tục và giác mạc của mắt không thể ngăn chặn hoặc chống lại nó".

Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa? - 3

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ánh sáng xanh có hại nhất đối với những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Nguyên nhân của điều này là do khi con người già đi, võng mạc cũng sẽ yếu đi và dễ hấp thụ ánh sáng xanh hơn, điều này dẫn đến một căn bệnh nguy hiểm khá phổ biến thoái hóa điểm vàng. Đại diện của Viện mắt Quốc gia Mỹ cho biết, bệnh thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây nên mất thị lực ở độ tuổi 50 trở lên. Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân nhìn thấy một vòng tròn màu đen trong tầm nhìn của mình.

Ánh sáng xanh của màn hình smartphone có thể gây ra nguy cơ mù lòa? - 4

Để tránh nguy cơ mù lòa, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một vài lời khuyên như đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và tia cực tím, sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại như ứng dụng Twilight trên hệ điều hành Android hay tính năng Night Shift của trên hệ điều hành iOS của Apple. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp làm giảm tác hại, tốt nhất người dùng nên cố gắng từ bỏ thói quen sử dụng smartphone trước khi ngủ để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Nguyễn Quang- Như Quỳnh